Để đảm bảo trong quá trình thực thi pháp luật và quá trình thi hành án, đương sự trong các vụ án khởi kiện ra tòa sau khi nhận được quyết định hay bản án của tòa mà cảm thấy không thỏa đáng thì có thể làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên, việc kháng cáo phải được thực hiện trong thời hạn quy định. Trong một số trường hợp đương sự có thể kháng cáo quá hạn nhưng phải làm đơn kháng cáo quá hạn theo mẫu. Vậy Mẫu đơn kháng cáo quá hạn hiện nay là mẫu nào? Quy định của pháp luật về kháng cáo quá hạn ra sao? Trình tự thủ tục kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự thực hiện như thế nào? Những thắc mắc liên quan đến việc công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về kháng cáo quá hạn
Hiện nay, nước ta chia thành hai cấp xét xử đó là xét xử cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Sau khi xét xử xong ở cấp sơ thẩm, nếu thấy không đồng tình với phán quyết của Hội đồng xét xử thì đương sự trong vụ án có thể làm đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp trên trong thời hạn nhất định. Việc kháng cáo quá thời hạn chỉ được chấp nhận trong một số trường hợp đặc biệt. Quy định của pháp luật về kháng cáo quá hạn hiện nay cụ thể như sau:
Theo Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn như sau:
– Kháng cáo quá thời hạn theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là kháng cáo quá hạn (Ví dụ: Nếu Đương sự kháng cáo sau 15 ngày, kể từ ngày tuyên án đối với Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm được coi là kháng cáo quá hạn vì thời hạn kháng cáo theo quy định đã hết).
– Xem xét kháng cáo quá hạn:
+ Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.
+ Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn.
+ Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
+ Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp.
+ Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
+ Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp.
+ Nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Như vậy, Đương sự có thể kháng cáo khi hết thời hạn kháng cáo theo quy định, tuy nhiên kháng cáo quá hạn sẽ được xem xét bởi Hội đồng gồm 03 Thẩm phán, Tòa án sẽ mở phiên họp xem xét kháng cáo có sự tham gia của đương sự và đại diện VKS, Hội đồng sẽ quyết định theo đa số, đồng thời nêu rõ lý do vì sao chấp nhận và không chấp nhận kháng cáo quá hạn trong quyết định.
Mẫu đơn kháng cáo quá hạn chuẩn pháp lý
Trong một số trường hợp ngoại lệ, pháp luật nước ta hiện hành vẫn quy định về các trường hợp chấp nhận kháng cáo quá hạn, tuy nhiên, khi đó người kháng cáo phải có đơn trình bày kháng cáo quá hạn. Đơn trình bày kháng cáo quá hạn dùng để người kháng cáo trình bày về lý do kháng cáo quá hạn, để Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu kháng cáo. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn kháng cáo quá hạn chuẩn pháp lý tại đây:
Trình tự thủ tục kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự năm 2023
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ,.. của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Nếu quá hạn kháng cáo thì phải nộp đơn để cơ quan có thẩm quyền xem xét. Cụ thể, Trình tự thủ tục kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự hiện nay được diễn ra như sau:
Căn cứ theo Điều 275 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn như sau:
Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn
- Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Theo đó, trình tự thủ tục kháng cáo quá hạn trong vụ án dân sự sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Người kháng cáo nộp hồ sơ đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định, bản án cần kháng cáo;
Bước 2: Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ kháng cáo quá hạn đến Tòa án cấp phúc thẩm;
Bước 3: Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kháng cáo quá hạn;
Bước 4: Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên họp xem xét đơn kháng cáo quá hạn có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn;
Bước 5: Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
Người có quyền kháng cáo thuộc về ai?
Kháng cáo là việc đương sự không đồng ý với kết quả xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và làm đơn yêu cầu tòa cấp trên xét xử lại. Việc kháng cáo phải thực hiện đúng theo qui định về thời hạn, hình thức, nội dung… Căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, người dân có quyền soạn thảo đơn kháng cáo dựa trên vụ việc thực tiễn của mình đã xét xử tại tòa án. Vậy Người có quyền kháng cáo thuộc về ai, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người có quyền kháng cáo như sau:
Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo đó, những chủ thể có quyền kháng cáo hiện nay là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn kháng cáo quá hạn”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo về Luật sư tư vấn thừa kế. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Theo Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án;
+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
+ Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.