Trong các trường hợp như phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi quyền lợi của bản thân bị xâm phạm… người dân có nhu cầu báo cho cơ quan công an biết và đề nghị Công an điều tra. Điều tra có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung; góp phần làm sáng tỏ chi tiết vụ án.
Cùng Luật sư X tìm hiểu Mẫu đơn đề nghị công an điều tra năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Điều tra là gì?
Điều tra là một giai đoạn rất quan trọng đối với việc giải quyết ụ án hình sự, vì đây là quá trình để phát hiện và tìm ra những chúng cứ buộc tội và gỡ tội trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật đề ra. Thực hiện điều tra phải tuân thủ về trình tự thủ tục quy định.
Bản chất của hoạt động điều tra đó chính là quá trình thu thập và tìm ra các chứng cứ chứng minh trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nếu không có hoạt động điều tra, viện kiểm sát sẽ không có cợ sở để truy tố, toà án không có cơ sở để xét xử vụ án. Để Viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội, toà án nhân dân có thể xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và/hoặc chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và/hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định tình tiết khác của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì viện kiểm sát hoặc toà án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của viện kiểm sát hoặc toà án.
Bên cạnh đó, Khi tiến hành các hoạt động điều tra, cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với Bộ Luật hình sự xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra cần làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ và mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, cần xác định rõ hành vi, vai trò của từng người để làm cơ sở cho toà án xét xử được chính xác.
Mẫu đơn đề nghị công an điều tra
Xem trước và tải xuống mẫu đơn:
Hướng dẫn cách viết đơn
- (1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
- (2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo
- (6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)
- (7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:
– Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….
– Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…
- (8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…
Lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
- Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
- Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
Gửi Đơn đề nghị điều tra ở đâu?
Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:
“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”.
Như vậy, để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội, người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra.
Tuy nhiên, để việc phát hiện và xử lý tội phạm được thực hiện triệt để, Điều 145 Bộ luật này quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.Như vậy, người dân có thể gửi đơn trình báo tới công an viện kiểm sát các cấp, các địa phương. . Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm:
- Tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
- Điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xin trích lục quyết định ly hôn, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Xác định tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan;
– Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để xét xử; hoặc ra quyết định khác để giải quyết vụ án;
– Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội; yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
– Điều tra là giai đoạn thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm; người thực hiện hành vi phạm tội; xác định các tình tiết ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự và hình phạt của người thực hiện tội phạm.
– Kết quả điều tra là cơ sở để viện kiểm sát quyết định truy tố bị ca trước tòa án; hoặc quyết định khác để giải quyết vụ án
– Khi kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm và bị can; cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát chỉ có thể quyết định truy tố bị can khi vụ án đã được điều tra; có bản kết luận điều tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án.
– Nếu vụ án chưa được điều tra hoặc điều tra không đầy đủ mà viện kiểm sát không có khả năng bổ sung; thì không thể quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án phải được trả lại để điều tra bổ sung
– Kết quả điều tra là cơ sở để tòa án xét xử đúng người, đúng tội. Tòa án chỉ có thể xét xử cụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra; lập hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của viện kiểm sát. Thiếu hoạt động điều tra; không có hồ sơ vụ án, tòa án không có cơ sở để xét xử.
hẩm quyền điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2021. Cụ thể:
– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
– Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.