Qua các thời kỳ pháp luật về đất đai và nhà ở không định nghĩa về sổ hồng. Tương tự với sổ đỏ thì đây là chứng từ pháp ý thường được gọi để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo màu sắc. Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì việc thực hiện đổi sổ đỏ sang sổ hồng được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên có bắt buộc phải đổi sang sổ hồng hay không hay trong trường hợp nào thì sẽ được đổi sổ đỏ sang sổ hồng vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn đọc thủ tục đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng năm 2023 và cách soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sổ hồng là gì?
Thực tế, không có quy định cụ thể định nghĩa về sổ hồng. Đây là thuật ngữ được người dân sử dụng để chỉ giấy chứng nhận sử dụng đất được phân chia theo màu sắc thành sổ hồng và sổ đỏ.
Trước ngày 12/10/2009, ở Việt Nam đã tồn tại:
Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Từ ngày 12/10/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lưu ý: Tuy từ ngày 12/10/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.
Vậy có thể hiểu Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người được cấp chứng nhận.
Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn). Sổ hồng được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về:
Quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…)
Và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…)
Sổ hồng này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp.
Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, Pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, sổ hồng gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng như sau:
Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận nằm ở trang 3
Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp sổ hồng.
Khi nào được cấp sổ hồng?
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Có bắt buộc đổi sổ đỏ thành sổ hồng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Từ quy định này, suy ra, những giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trước ngày 10/12/2009 vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực mà không phải bắt buộc đổi sang loại Giấy chứng nhận theo mẫu mới (mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ cấp đổi khi có nhu cầu hoặc khi thuộc trường hợp được quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (như bị rách, nát, mờ, hoen ố, hư hỏng, hoặc khi thửa đất được đo đạc xác định lại diện tích, kích thước hoặc tài sản là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng).
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng năm 2023
Chủ thể là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi:
Theo quy định cụ thể tạ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Cần lưu ý đối với riêng với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì các chủ thể sẽ cần phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc.
Trình tự thực hiện bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1. Các chủ thể thực hiện nộp hồ sơ:
Bao gồm các giấy tờ và các loại tài liệu được nêu cụ thể bên trên.
Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho chủ thể là người nộp hồ sơ.
– Bước 3. Giải quyết:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định và trình tự pháp luật.
– Bước 4. Trả kết quả:
Thời hạn giải quyết căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thời hạn giải quyết cũng sẽ không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Trong trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều chủ thể là người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.
Thời gian trên pháp luật cũng quy định không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể là người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp chủ thể sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
– Địa chỉ người yêu cầu: Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên Giấy chứng nhận đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.
– Thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi thì người dân xem thông tin trong Giấy chứng nhận để ghi.
– Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: Căn cứ vào các trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để ghi; trường hợp đề nghị cấp lại thì ghi là do bị mất.
– Giấy tờ kèm theo: Là giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định.
– Phần xác nhận của UBND cấp xã (không ghi).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn thủ tục chia đất thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
– Căn cứ: Khoản 5 Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định: Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
– Mức thu từng tỉnh khác nhau (thông thường là từ 25 – 50 nghìn đồng đối với hộ gia đình cá nhân).
Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:
– Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.
– Người bị chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng, có thể trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền khiếu nại.
– Quy định về đơn khiếu nại chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng: Đơn khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015.
– Khởi kiện tại tòa án nhân dân
+ Người khởi kiện: Là người bị chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng.
+ Người bị kiện: Là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có hành vi chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng.
– Đối tượng khởi kiện: Là quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nói cách khác, đối tượng khởi kiện là quyết định, hành vi chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng.