Việc vay vốn nước ngoài có thể mang lại cơ hội phát triển và mở rộng kinh doanh và vay vốn nước ngoài giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn vốn, không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước. Điều này giúp giảm rủi ro tài chính do sự phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn vốn duy nhất. Khi có nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý tài chính và tăng cường khả năng chống chịu với các biến động kinh tế trong nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp tực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài. Và để hoàn tất thủ tục thực hiện việc đăng ký cần chuẩn bị mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài. Bài viết dưới đây của Luật sư X cung cấp mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài mới – Tải miễn phí. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 12/2022/TT-NHNN
Đối tượng thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài
Khoản vay nước ngoài là một hình thức vay vốn mà một quốc gia hoặc tổ chức tài chính nhận từ các cá nhân, tổ chức hoặc ngân hàng ở nước ngoài. Khoản vay này thường được sử dụng để đầu tư phát triển, tài trợ dự án, tài trợ ngân sách hoặc giải quyết các vấn đề tài chính khác của quốc gia. Lãi suất và điều kiện vay thường được thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Vậy đối tượng nào theo luật định thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài. Dưới đây, Luật sư X cung cấp đến quý đọc giả thông tin quy định về đối tượng thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay
Bên đi vay thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay bao gồm:
1. Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài với bên cho vay là người không cư trú.
2. Tổ chức chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng nhận ủy thác cho vay lại với bên ủy thác là người không cư trú.
3. Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.
4. Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú.
5. Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp bên đi vay đang thực hiện khoản vay nước ngoài thì thực hiện chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập.
Theo như quy định trên thì bên đi vay phải đăng ký khoản vay nước ngoài đối với doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Theo đó, 5 nhóm đối tượng ở quy định trên bắt buộc phải thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài đối với doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài mới – Tải miễn phí
Mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài mới – Tải miễn phí
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài mà không được Chính phủ bảo đảm, doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký khoản vay trong đó bao gồm mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài. Mời quý đọc giả tham khảo và tải miễn phí mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài mới theo pháp luật hiện hành.
Hướng dẫn điền đơn đăng ký khoản vay nước ngoài
Để hạn chế những sai sót khi điền đơn đăng ký khoản vay nước ngoài, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn chi tiết thông tin điền đơn đăng ký chuẩn xác. Mời bạn theo dõi thông tin dưới đây!
Lần lượt mục đánh số (1) đến (19) trong đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được hướng dẫn điền chi tiết dưới đây:
(1) Ghi chú rõ gửi Vụ Quản lý Ngoại hối hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này).
(2) Ghi loại hình Bên đi vay theo phân tổ sau:
– Đối với khối doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại):
+ Khối doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ (SOE); doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn Điều lệ (S50).
+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn Điều lệ (F51); Doanh nghiệp có từ 10% đến dưới 51% vốn đầu tư nước ngoài (F10).
+ Khối doanh nghiệp khác: Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp khác.
– Đối với khối ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Khối ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (FOB).
+ Khối ngân hàng thương mại khác: BAK.
(3) Ghi rõ các nội dung về loại hồ sơ pháp lý; số, ngày cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Tùy từng Bên đi vay, các loại hồ sơ pháp lý này bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã của Bên đi vay và của Doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp (trong trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp) theo quy định của pháp luật.
(4) Chỉ liệt kê lĩnh vực hoạt động kinh doanh ghi tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, Điều lệ công ty… liên quan đến dự án, phương án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn từ Khoản vay nước ngoài.
(5) Trường hợp Khoản vay hợp vốn không có đại diện các bên cho vay, ghi rõ các thông tin tại Mục này đối với từng bên cho vay, ghi chú bên cho vay chiếm đa số. Trường hợp Khoản vay hợp vốn có Đại diện các bên cho vay: ghi các thông tin của bên Đại diện các bên cho vay.
Trường hợp Khoản vay dưới hình thức phát hành công cụ nợ không ghi danh, các thông tin về Bên cho vay được thay thế bằng các thông tin về Bên làm đại lý phát hành.
(6) Ghi chính xác tên Bên cho vay theo các Thỏa thuận vay vốn/Hợp đồng tín dụng
(7) Loại hình Bên cho vay ghi theo phân tổ sau:
+ Công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ
+ Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế
+ Các đối tượng khác
(8) Ghi rõ các thông tin về tài Khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài mở tại TCTD được phép: số lượng tài Khoản sử dụng và số tài Khoản của từng tài Khoản cụ thể.
Trong trường hợp Bên đi vay là Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài Khoản này chính là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bên đi vay.
(9) Ghi rõ Mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài như: cho vay lại, thực hiện dự án đầu tư, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại Khoản nợ nước ngoài, mua máy móc, thiết bị, …
(10) Trường hợp Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thỏa thuận vay nước ngoài chỉ có hiệu lực đầy đủ sau khi Khoản vay được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và xác nhận đăng ký.
(11) Hình thức vay:
+ Vay bằng tiền: bao gồm vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy thác cho vay với Bên ủy thác là người không cư trú
+ Vay thông qua phát hành công cụ nợ (không bao gồm trái phiếu quốc tế)
+ Vay thông qua hình thức thuê tài chính
(12) Hình thức trả nợ: ghi rõ trả nợ bằng tiền hay bằng hàng hóa, cổ phần,…
(13) Ghi rõ loại lãi suất lựa chọn (cố định hay thả nổi; đối với lãi suất thả nổi: ghi rõ lãi suất cơ sở, lãi lề); cách tính (lãi đơn hay lãi gộp), ngày bắt đầu tính lãi.
(14) Ghi rõ tên và cách tính các loại phí như phí bảo lãnh, phí bảo hiểm, phí thu xếp, phí quản lý, phí trả trước, phí cam kết và các phí khác.
(15) Doanh nghiệp tính chi phí vay ước tính của Khoản vay tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký Khoản vay. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm trên kim ngạch Khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến Khoản vay nước ngoài mà Bên đi vay chắc chắn phải trả cho Bên cho vay, các bên bảo đảm Khoản vay, bên bảo hiểm Khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác.
(16) Kế hoạch rút vốn phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay không quy định kế hoạch rút vốn cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của Bên đi vay phù hợp với Thỏa thuận vay, Bên đi vay chủ động ghi kế hoạch rút vốn dự kiến chi tiết theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.
(17) Kế hoạch trả nợ phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay không quy định kế hoạch trả nợ cụ thể, trong phạm vi các cam kết tại hợp đồng vay, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ của Bên đi vay, Bên đi vay ghi chi tiết kế hoạch trả nợ theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.
(18) Ghi rõ kỳ trả lãi và thời Điểm bắt đầu trả lãi.
(19) Doanh nghiệp ước tính kế hoạch sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ trong đó bao nhiêu phần trăm giá trị Khoản vay sẽ được bán cho TCTD được phép để lấy VNĐ thanh toán cho các Mục đích sử dụng trong nước (bao gồm cả phần sẽ bán trong tương lai). Đối với phần ngoại tệ không bán cho TCTD, doanh nghiệp nêu rõ các Mục đích sử dụng vốn bằng ngoại tệ như thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, thanh toán cho nhà thầu nước ngoài, trả nợ bằng ngoại tệ,…
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
Có nhiều lý do mà một doanh nghiệp có thể muốn thay đổi khoản vay nước ngoài như là do thay đổi nhu cầu tài chính hay khi lãi suất thay đổi trên thị trường, doanh nghiệp có thể muốn thay đổi khoản vay để tận dụng lãi suất thấp hơn hoặc tránh lãi suất cao hơn. Điều này giúp giảm chi phí vay và tăng khả năng thanh toán nợ. Hoặc thay đổi thời hạn vay là khi doanh nghiệp có thể muốn thay đổi thời hạn vay để điều chỉnh lịch trả nợ phù hợp với khả năng tài chính và dòng tiền của họ. Thời hạn vay có thể được kéo dài hoặc rút ngắn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó để thay đổi khoản vay nước ngoài cần thực hiện thủ tục theo trình tự theo quy định pháp luật như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay
– Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay trên Trang điện tử, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
Bước 2: Gửi hồ sơ
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời Điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay hoặc cơ quan xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi Khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
– Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
Bước 3: Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay trong thời hạn
– 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;
– 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);
– Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm
- Mức phạt khai khống vốn điều lệ hiện nay là bao nhiêu?
- Tải xuống Mẫu biên bản tiêu hủy hàng hóa mới năm 2023
- Mẫu đơn xin rút tố cáo mới năm 2023 – Tải xuống miễn phí
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đăng ký khoản vay nước ngoài mới – Tải miễn phí“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 2 Điều 15 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay
2. Thời hạn gửi hồ sơ:
Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tới Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 20 Thông tư này trong thời hạn:
a) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;
b) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên;
c) 30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài.
d) 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:
Khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn sau 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; và
Khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Như vậy, căn cứ vào khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thuộc loại khoản vay nào để xác định thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay theo quy định trên.
Điều 22 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bản đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài. Cụ thể:
Thứ nhất, khi Khoản vay chưa được rút vốn thì văn bản xác nhận đăng ký thay đổi chấm dứt hiệu lực trong 3 trường hợp sau:
1. Hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay của Bên đi vay có thông tin gian lận để có đủ Điều kiện được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài;
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi đáp ứng quy định về thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại Thông tư này song thông tin đề nghị đăng ký, đăng ký thay đổi không chính xác dẫn đến sai lệch về nội dung văn bản xác nhận, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước;
3. Văn bản xác nhận đăng ký thay đổi được ban hành không đúng thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Thứ hai, Khi Khoản vay đã được rút vốn, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký thay đổi trong các trường hợp 2 và 3 nêu trên.
Về thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay được ghi nhận tại Điều 18 Thông tư 03/2016/TT-NHNN. Cụ thể:
– Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm kim ngạch vay, thay đổi đồng tiền vay, thay đổi trụ sở chính của Bên đi vay, thay đổi Bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn khác làm thay đổi cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay ban đầu có trách nhiệm như sau:
+ Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay của Bên đi vay;
+ Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi của Bên đi vay, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi Khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi đã thực hiện của Khoản vay (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để tiếp tục xử lý.
Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, việc xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi được thực hiện theo quy trình quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trường hợp Khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý Ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.