Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan định hướng, ban hành các chính sách thể hiện lối đi, phương hướng của Đảng và nhà nước. Khi người lao động gia nhập vào hàng ngũ của Đảng, Đảng viên có nghĩa vụ tham gia các buổi sinh hoạt Đảng theo định kỳ tại các địa điểm nhất định. Khi có nhu cầu chuyển nơi sinh hoạt đảng thì cần phải làm đơn xin phép nộp cho cấp trên. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn chuyển sinh hoạt Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn chuyển sinh hoạt Đảng tại đâu? Điều kiện chuyển sinh hoạt Đảng là gì? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn chuyển sinh hoạt Đảng
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƠN XIN CHUYỂN SINH HOẠT ĐẢNG
Kính gửi: – Chi ủy chi bộ ……………………………………
– Đảng ủy ……………………………………………..
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: …………………….. Tại: …………………………………….……
Quê quán: ……………………………………………………………….………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………..
Công việc hiện nay: …………………………………………………………….
Vào Đảng ngày: ………………. Chính thức ngày: ……………………………
Số điện thoại liên lạc: …………….……… Email: ……………………………
Nay tôi làm đơn này đề nghị Chi ủy Chi bộ …………………………. trực thuộc Đảng bộ …………………………. chấp thuận cho tôi chuyển sinh hoạt Đảng về Chi bộ ………………………….. thuộc Đảng bộ ……………
Lý do: …………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….…
Rất mong Chi bộ và Đảng ủy xem xét, chấp nhận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…., ngày……tháng…….năm………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ ngày tháng năm vào Đảng bao gồm cả khi chưa chính thức và chính thức;
(2) Ghi rõ tên Đảng ủy, chi bộ cũ và Đảng ủy, chi bộ mới nơi sắp chuyển đến.
(3) Ghi rõ lý do chuyển sinh hoạt Đảng và căn cứ của lý do đó:
– Chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài. Lúc này phải kèm theo quyết định nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc …
– Thay đổi nơi cư trú, nơi công tác từ 03 tháng – 01 năm. Lúc này, phải kèm theo công văn cử đi học, chuyển công tác …
Tải về mẫu đơn chuyển sinh hoạt Đảng
Anh T là cán bộ tại sở địa chính thuộc tỉnh H. Anh T gia nhập vào hàng ngũ Đảng được hơn 10 năm nay, tuy nhiên gần đây vì nhiều lý do nên anh T muốn chuyển nơi sinh hoạt Đảng so với ban đầu. Anh T nghe nói muốn được chuyển nơi sinh hoạt Đảng thì phải làm đơn xin phép nhưng anh T thắc mắc không biết làm đơn chuyển sinh hoạt Đảng như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo và Tải về mẫu đơn xin xác nhận thay đổi địa chỉ tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí
Điều kiện chuyển sinh hoạt Đảng là gì?
Chị P là công chức làm việc tại cơ quan nhà nước thuộc tỉnh K. Chị P là đảng viên được hơn 5 năm nay và tham gia sinh hoạt đều đặn tại địa điểm đã đăng ký. Tuy nhiên, sắp tới chị P có ý định thay đổi nơi sinh hoạt Đảng nhưng chị băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện chuyển sinh hoạt Đảng được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điểm 6.3 Quyết định 24-QĐ/TW quy định chuyển sinh hoạt đảng như sau:
Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng chính thức:
– Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
– Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh (và tương đương) thì cấp uỷ huyện (và tương đương) có đảng viên chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. Đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh uỷ (và tương đương) khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì ban tổ chức tỉnh uỷ (và tương đương) làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.
– Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi uỷ nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
– Khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên, cấp uỷ nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
– Trường hợp đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng tạm thời:
– Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.
– Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
+ Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp uỷ đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.
– Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.
Cấp uỷ viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp uỷ viên nơi sinh hoạt chính thức.
– Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khoá ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng uỷ nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi uỷ, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.
Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp uỷ cấp trên giao.
Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước:
Việc quản lý, chuyển sinh hoạt đảng, tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và một số quy định sau đây:
– Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước, khi hết thời hạn dự bị phải làm bản tự kiểm điểm về tư cách đảng viên và việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian sinh hoạt đơn lẻ; cấp uỷ trực tiếp quản lý đảng viên ở ngoài nước căn cứ vào nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi đi và kiểm điểm của đảng viên để xét công nhận đảng viên chính thức.
– Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ 3 đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị (gồm 3 đảng viên trở lên, kể cả đảng viên chính thức và dự bị), cấp uỷ cấp trên chỉ định bí thư chi bộ.
– Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ và nhiệm vụ của đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, đảng bộ:
Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, đảng bộ từ đảng bộ này sang đảng bộ khác trong hoặc ngoài đảng bộ tỉnh (và tương đương) thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên; cấp uỷ cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức và sinh hoạt đảng cho đảng viên.
Trường hợp chuyển sinh hoạt đảng khi tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể:
Sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán hoặc giải thể một chi bộ, đảng bộ thì trong thời hạn 30 ngày làm việc cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó thu hồi hồ sơ, con dấu và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn chuyển sinh hoạt đảng”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khi đảng được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới.
Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.
Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
– Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp uỷ đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.