Ngai khi quyền và lợi ích của bạn bị xâm phạm, bạn nhận thấy bị xâm phạm nghiêm trọng thì hãy viết đơn cầu cứu khẩn cấp hay còn gọi là đơn kêu cứu khẩn cấp tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì ngay khi nhận được đơn cầu cứu khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của sự việc. Từ đó, dựa theo tình trạng đang hoặc sắp xảy ra mà có những biện pháp xử lý kịp thời để tránh những hậu quả khó lường trước xảy ra hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Vậy Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp được sử dụng khi nào? Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp được viết ra sao theo quy định pháp luật?
Luật sư X hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề cho các bạn trong bài viết sau.
Đơn cầu cứu khẩn cấp là gì?
Đơn cầu cứu khẩn cấp là đơn kêu cứu, đơn xin được giúp đỡ của cá nhân gửi tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan đó, trong trường hợp cấp thiết khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nghiêm trọng dù đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định nhưng quyền lợi vẫn không được đảm bảo.
Khi quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm hoặc bị đe doạ xâm phạm nghiêm trọng, cá nhân có thể làm đơn cầu cứu khẩn cấp để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét sự việc, tình trạng đang/đã/sắp xảy ra (có căn cứ chứng minh kèm theo) và có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh những hậu quả bất lợi, gây thiệt hại cho cá nhân đó.
Nội dung của đơn cầu cứu khẩn cấp
Nội dung của đơn cầu cứu khẩn cấp thường sẽ là cá nhân trình bày thông tin, tình trạng của sự việc mà cá nhân muốn phản ánh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể có thẩm quyền tại cơ quan đó. Căn cứ vào các lý do người làm đơn nêu trong đơn cầu cứu khẩn cấp, chủ thể có thẩm quyền có nhìn nhận về sự việc và xem xét có biện pháp ngăn chặn và giải quyết kịp thời.
Trong đơn cầu cứu khẩn cấp sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin người làm đơn: Họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại,….;
- Thông tin về bên uỷ quyền (nếu có);
- Nội dung sự việc cần phản ánh;
- Lý do làm đơn cầu cứu khẩn cấp;
- Các biện pháp ngăn chặn, giải quyết đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và tiến hành;
- Danh mục các tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn.
Thủ tục xử lý đơn cầu cứu khẩn cấp của nhân dân tại các cơ quan nhà nước
Khi công dân mang đơn kêu cứu khẩn cấp theo các giấy tờ nhân thân và hồ sơ liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại phòng nơi tiếp công dân.
Người tiếp công dân đón tiếp, xác định nhân thân của người có đơn kêu cứu khẩn cấp; xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu do công dân trình bày, cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.
– Khi người nộp đơn có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.
– Nếu nội dung đơn đơn kêu cứu khẩn cấp không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
– Trường hợp không có đơn kêu cứu khẩn cấp thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật…
Bước phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân: Người tiếp công dân thực hiện việc phân loại, xử lý, chuyển nội dung phản ánh, kiến nghị đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Thông báo kết quả xử lý:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:
– Đơn kêu cứu khẩn cấp đã được thụ lý để giải quyết;
– Từ chối đơn kêu cứu khẩn cấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
– Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đơn kêu cứu của cá nhân, tổ chức nhằm tố giác tội phạm, thì đơn kêu cứu được giải quyết theo thủ tục tiếp nhận tin tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ tục giải quyết đơn cầu cứu khẩn cấp sẽ được giải quyết theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp
Hướng dẫn cách viết đơn cấp cứu khẩn cấp
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn cầu cứu khẩn cấp đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn cầu cứu khẩn cấp là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Đơn cầu cứu khẩn cấp, đơn xin được giúp đỡ của cơ quan có thẩm quyền khi cấp thiết, quyền lợi bị đe dọa nghiêm trọng.
Những lưu ý khi làm đơn cầu cứu khẩn cấp
Tại phần chủ thể có thẩm quyền: Người làm đơn cần căn cứ vào sự việc cụ thể và mức độ nghiêm trọng của sự việc để xác định cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết khi gửi đơn.
Tại phần thông tin người làm đơn cần đảm bảo tính chính xác và cụ thể đối với các thông tin cung cấp;
Khi trình bày thông tin sự việc, người làm đơn cần phản ánh chi tiết tình trạng thực tiễn, từ đó dẫn dắt đến các lý do khiến cá nhân làm đơn (quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị ảnh hưởng như thế nào). Bạn cần trình bày một cách cu thể và thuyết phục để cơ quan nhận đơn có cách nhìn nhận khác quan, từ đó có cách giải quyết phù hợp và kịp thời.
Tại phần tài liệu, chứng cứ kèm theo, người làm đơn cần nêu rõ số lượng, tình trạng của các tài liệu, chứng cứ đó).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn cầu cứu công an mới
- Yêu cầu tra cứu tiền án tiền sự cần những gì?
- Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn cầu cứu khẩn cấp” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ đến hotline 0388102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp đơn kêu cứu của cá nhân, tổ chức nhằm tố giác tội phạm, thì đơn kêu cứu được giải quyết theo thủ tục tiếp nhận tin tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ tục giải quyết đơn cầu cứu khẩn cấp sẽ được giải quyết theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”
Không giống trong nước, nếu gặp khó khăn sẽ được cha mẹ, anh em, bạn bè giúp đỡ, công dân Việt Nam khi ở nước ngoài gặp khó khăn, rắc rối thường chưa biết cách xử lý thế nào. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, nếu chẳng may gặp rủi ro, tai nạn và không thể khắc phục được khi ở nước ngoài thì luôn có cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ.
Lúc này, công dân Việt Nam cần viết đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp. Khi sử dụng đơn này, công dân Việt Nam có thể được:
– Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước nếu mất hộ chiếu;
– Được thăm lãnh sự nếu có yêu cầu; Được liên hệ với gia đình, bạn bè trong nước; Được giúp thuê luật sư (gia đình, bản thân chịu chi phí) nếu bị bắt; Nếu công dân bị tra tấn, đánh đập… khi bị giam giữ thì được giúp can thiệp;
– Được cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện; Được thăm hỏi, thông báo cho gia đình; Được giúp hồi hương nếu ốm đau đột xuất;
– Được giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;
– Được giúp thông báo cho gia đình, người thân, bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;
– Được đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó nếu công dân chết ở nước ngoài.