Trong hầu hết các trường hợp, nếu xảy ra một sự việc nào đó thì sẽ những người có liêm quan sẽ cần tường trình lại sự việc đó. Đây được coi là tài liệu quan trọng hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan, trong đó có cả trách nhiệm pháp lý. Người viết bản tường trình thường là người đã tham gia hoặc cũng có thể là người chứng kiến sự việc đó. Tuy nhiên, phổ biến nhất là người tham gia và trực tiếp làm trầm trọng thêm vấn đề. Vậy mẫu đơn bản tường trình có những nội dung gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé
Mẫu đơn bản tường trình
Mẫu đơn bản tường trình là một tài liệu được tạo ra để báo cáo những sự việc tiêu cực đã xảy ra, thông thường những sự việc này có tác động tiêu cực và để lại hậu quả cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và thậm chí cả xã hội nói chung. Bản thường trình được sử dụng trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực và đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong hoạt động điều tra của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm điều tra, giải quyết các vấn đề pháp luật.
Thông qua việc đọc bản tường trình các cơ quan có thẩm quyền hay cá nhân có trách nhiệm có thể hiểu đúng và nắm bắt rõ bản chất của sự việc giúp cho quá trình giải quyết, khắc phục hậu quả của sự việc này trở nên chính xác, công bằng và dễ dàng hơn.
Mời bạn xem thêm về: Người ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng là ai?
Yêu cầu về thể thức đối với bản tường trình
Tường trình sự việc là văn bản không yêu cầu những tiêu chuẩn quá khắt khe khi soạn thảo. Tuy nhiên, bản tường trình vẫn phải đảm bảo quy định về định dạng văn bản quy định tại Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về văn bản ban hành ngày 05/3/2020. Cụ thể, định dạng văn bản của báo cáo bao gồm các thành phần chính sau:
“Điều 8. Thể thức văn bản
- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận. - Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Mẫu đơn bản tường trình sự việc
Nội dung của bản tường trình phải phản ánh chính xác, trung thực sự việc có thật và người khi tường trình sự việc thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong bản tường trình. Dưới đây luật sư X mời bạn tham khảo mẫu đơn bản tường trình của chúng tôi:
Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng cho thuê nhà được chúng tôi cập nhật mới đây theo quy định pháp luật.
Hướng dẫn viết bản tường trình
Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra và khi cần biết rõ quá trình xảy ra sự việc thì thường hay yêu cầu viết tường trình. Ngoài hình thức, nội dung luôn là một phần quan trọng của văn bản hành chính. Vì vậy, khi soạn thảo bản tường trình thì cá nhân cần phải viết bản tường trình chứa các thông tin sau:
– Trình bày cụ thể thời gian, diễn biến sự việc đã xảy ra;
– Nguyên nhân diễn ra sự việc đó;
– Trình bày cụ thể thông tin của những người có liên quan;
– Những thiệt hại cụ thể xảy ra trên thực tế;
– Trách nhiệm của người viết bản tường trình đối với hậu quả xảy ra.
khi viết bản tường trình, người viết cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Thứ nhất, người viết tường trình phải trình bày sự việc một cách cụ thể, rõ ràng. Bản tường trình được sử dụng để những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dựa vào nội dung, diễn biến sự việc để xác định hành vi vi phạm.
Trong bản tường trình, nguyên nhân, diễn biến sự việc phải được nêu ra càng chính xác và cụ thể càng tốt. Bởi lẽ, việc trình bày chính xác sự việc sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xử lý vụ việc hơn.
Bên cạnh đó, người viết bản tường trình cũng cần nêu được rõ ràng hậu quả mà sự việc gây ra đối với cá nhân hoặc tập thể để thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự việc.
– Thứ hai, nội dung tường trình phải trung thực, khách quan:
Người viết bản tường trình cần thể hiện được sự trung thực qua từng câu chữ. Trình bày chính xác sự việc đã xảy ra, đặc biệt không thêm hoặc bớt thông tin ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử bị sai lệch.
– Thứ ba, người viết tường trình phải cam kết về nội dung đã tường trình của mình. Nếu nội dung sai lệch thì người làm bản tường trình sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sai lệch đã nêu ra.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp các thông tin có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn bản tường trình sự việc chi tiết” hoặc chúng tôi có cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo các mẫu đơn, dịch vụ pháp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn xin cấp lại giấy khai sinh cho con năm 2023
- Đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định mới là ai?
- Tải về mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Câu hỏi thường gặp
Bản tường trình là văn bản được sử dụng tương đối phổ biến ở các cơ quan, tổ chức, công ty đến trường học. Văn bản này được sử dụng khi có một sự việc nào đó xảy ra để lại những hậu quả xấu, người viết bản tường trình thường là chủ thể gây ra hành vi đó.
Bản tường trình ghi lại chi tiết sự việc đã xảy ra nhằm giúp cơ quan chức năng, người có thẩm quyền giải quyết nắm rõ được quá trình diễn ra sự việc (gồm nguyên nhân, diễn biến và kết quả) để từ đó có được phương hướng giải quyết và chế tài xử lý phù hợp.
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, bản tường trình thường được dùng trong các trường hợp:
Học sinh vi phạm nội quy trường, lớp học (đi học muộn, trốn học, đánh nhau,…)
Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông;
Trong một vụ bị mất trộm, mất cắp tài sản nào đó…
Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo 2018 thì căn cứ để thụ lý tố cáo được quy định như sau:
“Điều 29. Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.”‘
Như vậy, chỉ trừ khi “tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục” thì căn cứ thụ lý mới xét đến trường hợp “người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật” thì không thụ lý.