Số tiền trong sổ tiết kiểm của mỗi người là không hề nhỏ, chính vì vậy trước khi nhắm mắt xuôi tay người ta thường để lại số tiền đó chia cho những người thừa kế. Nhiều người trước khi chết có nguyện vọng, mong muốn số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia theo ý muốn của mình. Để việc chia thừa kế sổ tiết kiệm được rõ ràng, tránh xảy ra tranh chấp sau này thì người để lại di sản cần lập di chúc một cách mạch lạc, chi tiết mong muốn của bản thân. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết di chúc thừa kế sổ tiết kiệm, hãy tham khảo Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm chuẩn quy định dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Sổ tiết kiệm ngân hàng có được xem là di sản thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản như sau:
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
Bên cạnh đó, sổ tiết kiệm có thể hiểu là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm chính là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết thì số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Ai được hưởng thừa kế là sổ tiết kiệm?
Theo di chúc: Người được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm là người được người để lại di chúc chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên, cần lưu ý, theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc trong di chúc có tên họ không:
– Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.
– Cha, mẹ, vợ, chồng.
Theo pháp luật: Nếu như không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự:
Nội dung di chúc thừa kế sổ tiết kiệm gồm những gì?
Nội dung của di chúc thừa kế sổ tiết kiệm chủ yếu có các điều khoản được quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản.
– Ngoài các nội dung cơ bản này thì di chúc có thể có các nội dung khác, chỉ cần đảm bảo nội dung đó không trái đạo đức, không vi phạm điều cấm của luật.
Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm
Hướng dẫn viết Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm
(1) Liệt kê đầy đủ thông tin về sổ tiết kiệm kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của sổ tiết kiệm
(2) Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế
(3) Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
(4) Viết bằng số và bằng chữ.
Lưu ý:
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Ngoài việc tự lập di chúc không có công chứng, pháp luật cũng cho phép bạn thực hiện công chứng di chúc hoặc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015).
Quy trình hưởng di sản là sổ tiết kiệm
Hồ sơ cần chuẩn bị
Khi thực hiện hưởng di sản là sổ tiết kiệm, những người thừa kế đều phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng.
– Di chúc (nếu có – bản chính).
– Sổ tiết kiệm (bản chính).
– Giấy chứng tử của người chết để lại sổ tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao).
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại sổ tiết kiệm và người thừa kế: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…
– Giấy tờ nhân thân của người thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu…
Các bước hưởng di sản là sổ tiết kiệm
Bước 1: Phân chia di sản thừa kế
Người thừa kế chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên và đến Văn phòng/Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
Giấy tờ nhận được đó là Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
Bước 2: Cử một người đại diện theo uỷ quyền (trong trường hợp tất cả người thừa kế đều được hưởng di sản) hoặc người được các đồng thừa kế khác tặng cho số tiền thuộc phần di sản của mình trong sổ tiết kiệm (thể hiện trong Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế) đến ngân hàng, xuất trình các giấy tờ để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết.
Bước 2: Công chứng viên thực hiện các công việc
– Tiếp nhận và kiểm tra đối chiếu hồ sơ. Nếu có sai sót hoặc cần phải sửa chữa thì hướng dẫn các bên thực hiện sửa chữa đúng theo quy định pháp luật;
– Lập văn bản thông báo về việc thụ lý phân chia di sản thừa kế/khai nhận di sản thừa kết và thực hiện niêm yết tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của bố bạn trước khi mất (Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP). Thời hạn niêm yết là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
– Trường hợp không có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tài sản thì sau 15 ngày, UBND cấp xã xác nhận vào văn bản niêm yết;
– Công chứng viên thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho gia đình sau khi nhận lại văn bản niêm yết của UBND cấp xã nơi thực hiện niêm yết.
Bước 3: Trả kết quả
Những người hưởng thừa kế nhận lại kết quả là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng.Cần phải lưu ý:
– Trường hợp chỉ có 01 người nhận di sản thừa kế hoặc những người thừa kế còn lại đều từ chối nhận di sản/tặng cho một người: Người này sau khi nhận kết quả từ công chứng viên có thể mang theo giấy tờ tùy thân của mình và sổ tiết kiệm bản chính tới ngân hàng rút tiền từ sổ tiết kiệm.
– Trường hợp có nhiều hơn 01 người trong văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản cùng nhận thừa kế tài sản: Họ cần lập thêm 01 văn bản ủy quyền được công chứng cho phép một người đại diện rút tiền từ sổ tiết kiệm tại ngân hàng hoặc tất cả họ cùng phải tới ngân hàng để thực hiện việc rút tiền từ sổ tiết kiệm. Hồ sơ cần có là: Giấy tờ tùy thân, sổ tiết kiệm và văn bản khai nhận di sản thừa kế/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm chuẩn quy định 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết thì số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật:
– Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
– Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.
Như vậy, khi muốn rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp:
– Cá nhân có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
– Có chấp thuận bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thoả thuận của khách hàng.
– Cung cấp cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
Như vậy, nếu không có sự đồng ý của người chủ sổ tiết kiệm hoặc không có yêu cầu của cơ quan chức năng thì ngân hàng sẽ không được cung cấp thông tin về sổ tiết kiệm đó cho cá nhân khác.
Có thể hiểu, khi một người có sổ tiết kiệm nhưng không có bất kỳ người thừa kế nào biết về sự tồn tại của nó thì khả năng cao là những người thừa kế sẽ không nhận được số tiền trong sổ tiết kiệm của người chết để lại.
Ngược lại, có thể người chết không để lại di chúc nhưng những người thừa kế có biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm thì tiến hành phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm để hưởng thừa kế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, lúc này ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả số tiền trong sổ tiết kiệm theo thừa kế.