Thực tế cuộc sống luôn đầy rẫy những bất công, mâu thuẫn giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Do đó, để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng, pháp luật nước ta cho phép người dân được quyền lên tiếng phản ánh, khiếu nại những vấn đề cụ thể. Khi đó, cơ quan cấp trên sẽ tiếp nhận và soạn thảo công văn trả lời đơn khiếu nại. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu công văn trả lời đơn khiếu nại là mẫu nào? Tải về mẫu công văn trả lời đơn khiếu nại tại đâu? Quy định về việc xử lý và trả lời khiếu nại như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu công văn trả lời đơn khiếu nại
Văn bản trả lời phản ánh kiến nghị
(Ban hành kèm theo Thông tư số …../2022/TT-BGTVT ngày tháng năm 20…
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
_______________________
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (1) __________________ Số: …../….. V/v: trả lời phản ánh kiến nghị | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ ……., ngày ….. tháng ….. năm 20…… |
Kính gửi: Ông/Bà ………………..
……(1)……… nhận được phản ánh, kiến nghị ngày ……./…../20…..… của Ông/Bà ……. về việc ……… gửi qua ……………………………………….
Đối với phản ánh, kiến nghị nêu trên, …(1)…… xin trả lời như sau:
………………………………………….………………………….………
………………………………………….………………………….………
Trân trọng./.
Nơi nhận: – Như trên; – Văn phòng Bộ; – Lưu: …(1)…… | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, đơn vị) Họ và tên |
* Ghi chú:
1 Tên cơ quan, đơn vị trả lời kiến nghị;
Tải về mẫu công văn trả lời đơn khiếu nại
Anh T là cán bộ vừa nhậm chức tại một cơ quan hành chính thuộc địa phương K. Công việc của anh T là tiếp nhận đơn khiếu nại của người dân và soạn thảo công văn trả lời đơn khiếu nại đó gửi đến cho người dân. Tuy nhiên, vì mới vào làm nên anh T chưa biết cách soạn thảo biểu mẫu này thế nào. Khi đó, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu công văn trả lời đơn khiếu nại tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Bật đèn pha sai quy định bị phạt bao nhiêu tiền
Lưu ý: Nội dung Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan ban hành văn bản
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Số hiệu văn bản và khái quát nội dung văn bản Về việc trả lời đơn đề nghị của ……
+ Địa điểm, thời gian ban hành văn bản
+ Kính gửi chủ thể đã có đơn kiến nghị
– Phần nội dung:
+ Tóm tắt nội dung kiến nghị được trả lời
+ Nội dung trả lời kiến nghị cụ thể
– Phần kết thúc:
+ Nơi nhận, lưu văn bản
+ Người đại diện cơ quan có văn bản trả lời ký và ghi rõ họ tên.
Quy định về việc xử lý và trả lời khiếu nại như thế nào?
Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều vấn đề gây nên bức xúc khiến cho nhiều người đã làm đơn khiếu nại gửi cơ quan cấp trên để xin ý kiến. Khi đó, cán bộ cấp trên có trách nhiệm xử lý và giải đáp khiếu nại cho người dân kịp thời theo quy định pháp luật. Nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về việc xử lý và trả lời khiếu nại như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 10 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị được quy định như sau:
Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị
1. Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 05 ngày làm việc, các cơ quan, đơn vị cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để thông tin cho tổ chức, cá nhân.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các cơ quan, đơn vị cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để trả lời cho tổ chức, cá nhân.
3. Trường hợp các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Như vậy, thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị.
– Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các cơ quan, đơn vị cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để trả lời cho tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp các phản ánh, kiến nghị có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc trong quá trình xử lý có các thông tin thuộc bảo vệ bí mật nhà nước thì quy trình trả lời phải được thực hiện và quản lý theo chế độ mật, không cập nhật thông tin trên Hệ thống thông tin.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị được quy định như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm công khai kết quả xử lý đối với phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền của mình.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
3. Hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
Như vậy, việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị được quy định như trên.
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước
1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.
2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).
b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
– Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
– Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.
c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
– Sự cần thiết;
– Tính hợp lý, hợp pháp;
– Tính đơn giản, dễ hiểu;
– Tính khả thi;
– Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
– Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
d) Quyết định xử lý.
đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công văn trả lời đơn khiếu nại”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Văn phòng Bộ trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị như sau:
– Bố trí cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý và đề xuất Lãnh đạo Bộ xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định.
– Sử dụng tài khoản quản trị cấp cao để phân quyền quản trị, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thu hồi quyền của người sử dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác hoặc không tiếp tục tham gia thực hiện quản trị, xử lý phản ánh, kiến nghị.
– Công bố công khai các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được cấp có thẩm quyền xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
– Quản lý, khai thác và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị thống nhất trong Bộ.
Theo Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì đơn kiến nghị được tiếp nhận từ các nguồn sau:
Điều 5. Tiếp nhận đơn
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:
1. Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp gửi đến qua bộ phận tiếp nhận đơn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Tiếp công dân, địa diểm tiếp công dân.
3. Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.
4. Đơn do lãnh đạo (người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp nhận và chuyển đến bộ phận xử lý đơn thư để xử lý theo thẩm quyền.