Cổ đông là thành phần quan trọng đối với mỗi công ty nói chung với vai trò làm gia tăng nguồn vốn, góp phần làm cho công tác quản trị công ty trở nên hiệu quả,… Vốn của cổ đông khi góp vào, công ty sẽ sử dụng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời, khi nhận số vốn góp, công ty có nghĩa vụ lập biên bản xác nhận khối tài sản đó đối với cổ đông. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông tại đâu? Quy định về các vấn đề góp vốn của các cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———————-
BIÊN BẢN CHỨNG NHẬN VỐN GÓP
Hôm nay, ngày …/…/…, hai bên gồm có:
BÊN GÓP VỐN:
(Đối với cá nhân)
Họ và tên: ……………………………………….
Sinh ngày: …/…/…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:
……………………………………… Do: ………… Cấp ngày: …/…/…
Quốc tịch: ………………………..
(Đối với tổ chức)
Tên tổ chức: …………………………………..
Mã số thuế:
…………………….. Do: …………………… Cấp ngày: …/…/…
Địa chỉ: Số …, Phường/Xã …, Quận/Huyện …, Tỉnh …
Điện thoại:
………………… Fax: …………. Email: ………………………
Đại diện: ………………………………… Chức vụ: ……………………
BÊN NHẬN GÓP VỐN:
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………
Địa chỉ: Số …, Phường/Xã …, Quận/Huyện …, Tỉnh …
Điện thoại:
…………….. Fax: ………………… Email: ……………………………
Mã số thuế: ………………………………………..
Giấy Chứng nhận ĐKKD số:
……………………………………. Do: ………… Cấp ngày: …/…/…
Đại diện: …………………….. Chức vụ: ………………
Cùng tiến hành xác nhận số vốn góp tính đến hết ngày …/…/… như sau:
Giá trị vốn góp: ……………………. VND
(Số tiền bằng chữ: ……………………………………)
BÊN GÓP VỐN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))
BÊN NHẬN GÓP VỐN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tải về mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông
Đợt vừa rồi, công ty của anh N có tiếp nhận một số cổ đông góp vốn vào công ty. Anh N là nhân viên phòng hành chính có trách nhiệm lập biên bản xác nhận góp vốn cổ đông cho những cổ đông đó. Tuy nhiên, vì vào làm chưa được bao lâu nên anh N băn khoăn không biết soạn thảo biên bản xác nhận góp vốn cổ đông như thế nào. Sau đây, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Mẫu khai báo lưu trú khách sạn
Lưu ý:
– Về mặt hình thức của mẫu biên bản xác nhận góp vốn cho cổ đông:
Người soạn thảo văn bản phải đáp ứng về mặt hình thức văn bản, chú trọng trình bày và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình thức. Đầu văn bản cần có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên công ty thực hiện nhận góp vốn.
Mẫu góp vốn cần có đầy đủ căn cứ pháp luật liên quan, cụ thể ở mẫu văn bản góp vốn này cần căn cứ vào Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty và tình hình góp vốn của công ty.
Văn bản cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, trường hợp đánh máy cần tuân thủ các thể thức văn bản theo quy định của pháp luật về yêu cầu đối với văn bản.
– Về nội dung của mẫu biên bản xác nhận góp vốn cho cổ đông: Người soạn thảo văn bản cần ghi đầy đủ các nội dung liên quan đến thông tin công ty cũng như thông tin của người góp vốn.
(1) Ghi rõ tên công ty thực hiện nhận vốn góp;
(2) Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhận vốn góp;
(3) Họ và tên của người góp vốn vào công ty;
(4) Địa chỉ cụ thể của người góp vốn vào công ty;
(5) Số chứng minh nhân dân hoặc đăng ký kinh doanh của bên góp vốn;
(6) Số vốn góp mà người góp vốn thực hiện góp (ghi đầy đủ số và chữ cũng như ghi rõ tỷ lệ vốn);
(7) Hình thức góp vốn của người góp vốn.
Quy định về các vấn đề góp vốn của các cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào?
Cổ đông là khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong môi trường kinh doanh, đầu tư. Khi góp vốn vào công ty đồng nghĩa với việc cổ đông sẽ cùng có trách nhiệm với các khoản nợ và các trách nhiệm tài chính khác của công ty. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về các vấn đề góp vốn của các cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Theo Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì khái niệm góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Cũng theo Khoản 3 Điều này thì Cổ đông được hiểu là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ phần được hiểu là vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Như vậy, cổ đông là người mua cổ phần và sở hữu các cổ phần này của công ty cổ phần. Việc sở hữu cổ phần phải được thực hiện bằng cách góp vốn (hay nói cách khác là mua cổ phần).
– Về tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó tài sản góp vốn hợp pháp theo quy định của luật là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam thì đều có thể là tài sản góp vốn. Đây là điều kiện cần, điều kiện đủ đối với tài sản góp vốn là chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với những loại tài sản vừa nêu mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật do chỉ có chủ sở hữu mới có toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình.
– Cổ đông có thể thực hiện mua cổ phần qua việc chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần.
Công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phần, tức là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ (bản chất của việc bán cổ phiếu là hình thức tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần). Việc chào bán cổ phần dưới quy định của pháp luật phải được thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
+ Chào bán cổ phần riêng lẻ;
+ Chào bán cổ phần ra công chúng.
Việc các cổ đông mua cổ phiếu là hình thức tăng vốn điều lệ, dù là bán cho cổ đông nào thì công ty cổ phần đều phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quy trình chào bán cổ phiếu, lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông, đồng thời Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Quyền chuyển nhượng cổ phần sau khi đã sở hữu cổ phần: Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền định đoạt đối với cổ phần, theo đó thì cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Lưu ý đối với các trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần trong điều lệ công ty thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng, đây là quy định bắt buộc của Luật doanh nghiệp.
Về hình thức chuyển nhượng cổ phiếu: Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Đối với trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng chuyển nhượng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
Đối với trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Cổ đông sở hữu cổ phần công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty theo quy định của pháp luật về thừa kế di sản.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cổ đông”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì công ty cổ phần sẽ không cấp giấy chứng nhận góp vốn mà chỉ cần lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định trên.
Theo quy định, hành vi công ty không cấp giấy chứng nhận phần góp vốn cho thành viên công ty thì sẽ bị xử phạt hành chính đến 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, ở công ty cổ phần thì người góp vốn vào công ty sẽ được gọi là cổ đông. Khái niệm thành viên chỉ có ở công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh.
Do đó, pháp luật không có quy định về việc xử phạt công ty cổ phần không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho các cổ đông.