Một trong những công việc quan trọng, cần thiết thực hiện của các doanh nghiệp hiện nay đó là thanh lý hàng hóa tồn kho. Để việc thanh lý hàng hóa tồn kho được diễn ra theo quy trình của pháp luật và thống nhất thì các công ty cần có mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho và thực hiện đúng quy định về thủ tục thanh lý hàng tồn kho. Vậy chi tiết thủ tục thanh lý hàng tồn kho này ra sao và cách soạn thảo mẫu đơn này như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Như thế nào gọi là hàng tồn kho của doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm có:
– Hàng mua đang đi trên đường;
– Nguyên liệu, vật liệu;
– Công cụ, dụng cụ;
– Sản phẩm dở dang;
– Thành phẩm;
– Hàng hóa;
– Hàng gửi bán.
Đối với những hàng hóa là các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán.
Thủ tục thanh lý hàng tồn kho năm 2023
Bước 1: Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho tiến hành thanh lý hàng hóa trong kho kèm theo Giấy đề nghị công ty tiến hành thanh lý. Những nội dung cơ bản trong giấy đề nghị thanh lý hàng hóa tồn kho gồm có:
– Tên hàng hóa cần thanh lý;
– Số lượng cụ thể cần thanh lý với mỗi loại hàng hóa đã được ban lãnh đạo Công ty xem xét;
– Chất lượng hàng hóa tại thời điểm kiểm kê;
– Lý do thanh lý hàng hóa tồn kho.
Khi trưởng đơn vị quản lý trực tiếp hàng hóa tồn kho gửi lên Công ty để đề nghị Công ty tiến hành thanh lý số lượng hàng hóa tồn trong kho thì tùy vào cơ cấu, phân công quản lý của từng doanh nghiệp xem xét có cần gửi kèm giấy đề nghị thanh lý hàng tồn kho trong bộ văn bản thanh lý hàng tồn kho hay không.
Bước 2: Công ty tiến hành họp thành lập hội đồng thanh lý hàng tồn kho và lập biên bản họp với nội dung gồm:
– Thẩm định và định giá hàng hóa tồn kho thực tế;
– Đề xuất và chỉ ra phương án thanh lý hàng hóa tồn kho;
Quyết định của cuộc họp hội đồng thanh lý để xem xét thực trạng hàng tồn kho có thực sự có cần phải thanh lý không.
Bước 3: Đối với hàng hóa cần phải thanh lý thì ra quyết định thành lập Hội đồng thanh lý Nội dung của quyết định phải đáp ứng các vấn đề cơ bản như sau:
– Những người tham gia Hội đồng thanh lý hàng hóa;
– Người chịu trách nhiệm quyết định thanh lý hàng hóa;
– Trách nhiệm của những người liên quan đến việc thực hiện thanh lý hàng hóa.
Bước 4: Hội đồng thanh lý tiến hành xác minh hàng cần thanh lý và lập biên bản xác nhận hiện trạng tài sản tồn kho về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng tồn kho. Biên bản có nội dung cơ bản: Ngày, tháng lập biên bản; những người trong hội đồng thanh lý tài sản; hàng hóa được kiểm kê có tên gọi, số lượng, chất lượng thực tế như thế nào. Từ đó, hội đồng thanh lý hàng tồn kho sẽ xác minh thực tế hàng tồn và xác nhận hiện trạng hàng tồn cần thanh lý.
Bước 5: Hội đồng thẩm định lập Biên bản thẩm định hàng hóa để xác nhận hiện trạng hàng hóa cần thanh lý, phương thức thanh lý, giá trị hàng tồn thanh lý, … để trình lên chủ tịch Hội đồng thành viên/ Giám đốc xem xét và quyết định các phương án thanh lý.
Bước 6: Hội đồng quản trị/ Giám đốc quyết định phê duyệt phương án thanh lý hàng tồn kho, hoàn tất thủ tục thanh lý hàng tồn kho.
Bước 7: Những mặt hàng tồn kho có giá trị lớn thì trước khi quyết định thanh lý cần phải đưa Đại hội cổ đông quyết định.
Tải xuống mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho
Người soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho cần lưu ý những vẫn đề sau khi bắt đầu soạn thảo:
– Ở phần mở đầu: biên bản thanh lý hàng tồn kho phải đảm bảo được có đủ các thông tin về: Quốc hiệu – tiêu ngữ, tên của công ty, số quyết định của công ty, ngày soạn thảo biên bản thanh lý hàng tồn kho, tên của biên bản, địa điểm lập biên bản, căn cứ đưa ra quyết định thanh lý hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp. Thứ tự viết cụ thể như sau:
+ Lề bên trái của đầu biên bản là thông tin của công ty và số quyết định của công ty. Ví dụ: “Công ty Cổ phần ABC , Số: …../…../QĐ-…..”
+ Lề bên phải của đầu biên bản là Quốc hiệu và Tiêu ngữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
+ Phía dưới của phần Quốc hiệu, tiêu ngữ chính là địa điểm và ngày lập biên bản thanh lý.
+ Mục tên của biên bản. Ví dụ như: “BIÊN BẢN THANH LÝ HÀNG HOÁ TỒN KHO”.
+ Căn cứ thanh lý mà doanh nghiệp có thể đưa ra, bao gồm:
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng quản trị số ………….., ngày ……;
Căn cứ vào Quyết định số:…….., ngày………. về việc thành lập Hội đồng thanh lý hàng tổn kho, của Hội đồng quản trị Công ty ……;
Căn cứ giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá;
+ Địa điểm và ngày soạn biên bản thanh lý
+ Họ và tên, chức vụ của những người có trong Hội đồng thanh lý hàng tồn kho
– Nội dung trong mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho: mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho chủ yếu gồm các Điều như sau:
Điều 1: Thẩm định thực tế và định giá hàng hóa tồn kho, bao gồm những nội dung sau:
+ Tên của các tài sản thanh lý
+ Số lượng các hàng hóa cần thanh lý: Mục này sẽ phải đảm bảo ghi đầy đủ số lượng sản phẩm, giá trị của hàng hoá thanh lý, giá trị sổ sách và các ghi chú quan trọng (nếu có).
+ Tổng giá trị thanh lý các hàng hóa
Điều 2: Phương án thanh lý các hàng hoá: mục này gồm có đối tượng thanh lý, cách thức thanh lý và giá trị thanh lý
Điều 3: Quy định những đối tượng thực hiện công việc thanh lý hàng hoá tồn kho. Ví dụ như: Bàn giao công việc thanh lý hàng tồn kho cho những người có thẩm quyền như Hội đồng thanh lý hàng hóa, Ban quản kho hay là Phòng quản lý hàng hóa,.. nhằm để thực hiện việc thanh lý các hàng hóa tồn kho theo đúng trình tự và thủ tục được quy định.
Điều 4: quy định về số tiền thu được khi thanh lý hàng hoá.
Điều 5: Hiệu lực của biên bản thanh lý hàng tồn kho. Ví dụ như: Quyết định thanh lý có hiệu lực kể từ ngày……
– Phần kết thúc của mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho: có Tên và chữ ký của thư ký và chủ toạ
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biên bản thanh lý hợp đồng thương mại chuẩn và mới nhất
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hàng tồn kho cập nhật mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Chuyển đất ruộng lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí thì kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”.
Giá trị hàng tồn kho không được hoàn các loại thuế sau: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ sản phẩm sản xuất ra, từng lần nhập hàng hóa mua vào nên phương pháp này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và giá nhập của từng lô hàng tồn kho được nhận diện một cách chi tiết .
Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về.