Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là quá trình cuối cùng của một hợp đồng khi đã hoàn thành hoặc chấm dứt. Nó nhằm xác định và đánh giá xem các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đã được thực hiện đúng theo yêu cầu hay chưa, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi hợp đồng kết thúc. Để có cơ sở pháp lý ghi nhận những thông tin và trách nhiệm của các bên tham gia thì cần thực hiện mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Vậy mẫu văn bản được soạn thảo như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X giúp quy đọc giả hiểu rõ vấn đề pháp lý về nghiệm thu và thanh lý hợp đồng cũng như hướng dẫn thực hiện mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mới hiện nay. Mời quý đọc giả đón xem ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Ý nghĩa của việc nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Việc nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là quá trình kiểm tra và đánh giá xem các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đã được thực hiện đúng theo yêu cầu hay không. Nếu việc thực hiện hợp đồng đạt được các tiêu chuẩn và kết quả mong đợi, thì quá trình nghiệm thu sẽ được chấp thuận và hợp đồng sẽ được coi là hoàn thành. Ngược lại, nếu việc thực hiện không đạt yêu cầu, nghiệm thu có thể bị từ chối và các biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Thanh lý hợp đồng là quá trình chấm dứt hợp đồng một cách hợp pháp và có thể bao gồm việc giải quyết các vấn đề còn lại sau khi hợp đồng đã được hoàn thành hoặc chấm dứt sớm. Thanh lý hợp đồng thường xảy ra khi các bên không thể hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc khi một số sự kiện bất khả kháng xảy ra, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên không khả thi.
Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên ký kết hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật. Về bản chất, đây được xem là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.
Chủ thể tiến hành ký kết biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng có thể là người đã thực hiện việc ký kết hợp đồng hoặc người đại diện/ủy quyền của các bên tham gia hợp đồng.
Nội dung của biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng có gì?
Nhằm tạo sự minh bạch và công bằng, biên bản ghi lại toàn bộ quá trình nghiệm thu và thanh lý, đảm bảo rằng mọi bên đều hiểu rõ về quy trình và kết quả của quá trình này. Chứng minh việc hợp đồng đã được hoàn thành hoặc chấm dứt một cách hợp pháp, làm căn cứ cho các quyết định pháp lý như thanh toán, chấm dứt hợp đồng hoặc đòi lại quyền lợi. Và xác định trách nhiệm của mỗi bên đối với việc thực hiện hợp đồng và giúp xác định nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Do đó, trong biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng cần ghi rõ các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin của các bên giao kết hợp đồng
- Nội dung công việc của các bên
- Thời gian, địa điểm hoàn thành công việc
- Nội dung thanh toán (số tiền đã thanh toán)
- Nội dung xác nhận hoàn thành công việc
- Cam kết của các bên
Việc tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được dựa theo hợp đồng mà các bên đã giao kết trước đó.
Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mới hiện nay
Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mới hiện nay
Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng là biên bản giúp xác định trách nhiệm của mỗi bên đối với việc thực hiện hợp đồng. Nó ghi rõ các tiêu chuẩn và yêu cầu đã thỏa thuận và kết quả đạt được, từ đó xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên. Dưới đây là mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng được Luật sư X cập nhật mới hiện nay, chuẩn xác theo quy định pháp luật hiện hành. Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu văn bản miễn phí này nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng có giá trị pháp lý và có thể được sử dụng làm căn cứ cho các quyết định pháp lý. Do đó, nhằm tránh ghi những thông tin sai sót, gây hiểu lầm, đảm bảo rằng mọi bên đều hiểu rõ về quy trình và kết quả của quá trình này theo chuẩn mực pháp lý. Thông tin càng chi tiết càng tạo sự minh bạch và công bằng cho tất cả các bên tham gia. Dưới đây là những thông tin Luật sư X hướng dẫn quý đọc giả cách viết mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Hai bên cung cấp đầy đủ các thông tin của hai bên khi tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giữa các bên. Cung cấp đầy đủ khối lượng, hàng hóa, dịch vụ bàn giao, tổng số tiền cung cấp là bao nhiêu? ghi rõ bằng chữ và số tiền kèm theo.
Về bản chất, biên bản nghiệm thu hợp đồng, thanh lý hợp đồng sẽ giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào chưa hoàn thành, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có những thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt.
Chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn sẽ còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên còn lại, tránh những tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi đã thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định những khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực.
Kể từ thời gian các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận bên trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành xong nghĩa vụ của mình.
Biên bản thanh lý hợp đồng thường được đính kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế. Việc ký kết thanh lý hợp đồng là việc làm cần thiết phải làm giúp cho các bên nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc. Quan trọng là tránh được các tranh chấp, khiếu kiện về sau đối với các vấn đề mà các bên đã thanh lý.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng mới hiện nay” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới năm 2023
- Mẫu thông báo xử lý tài sản bảo đảm chuẩn quy định
- Mẫu phiếu tiếp nhận đơn thư file word mới 2023
Câu hỏi thường gặp
Thuật ngữ thanh lý hợp đồng xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, cụ thể tại Điều 28 quy định những trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế như sau:
Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
Hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong;
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.
Hai bên có thể tự do thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Nói cách khác, việc thanh lý hợp đồng có thể được thực hiện ngay cả khi hai bên chưa thực hiện hết các nghĩa vụ và quyền của mình. Do đó, để xem xét hành vi trong tình huống trên là đúng hay sai cần xem xét cụ thể và kỹ lưỡng từng điều khoản trong hợp đồng, cần phải làm rõ khái niệm thanh lý trong hợp đồng là gì. Nếu trong hợp đồng không có điều khoản quy định về thanh lý hợp đồng, có thể hiểu thanh lý hợp đồng là trường hợp chấm dứt hợp đồng. Việc giải thích thanh lý có thể căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng không quy định nào khác, thanh lý được hiểu là việc chấm dứt hợp đồng, và căn cứ vào nội dung trong câu hỏi. Quy định về vấn đề thời điểm thanh toán có thể hiểu theo hay cách:
Cách 1: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, việc bên mua trả tiền như trên là vi phạm thỏa thuận.
Cách 2: Việc thanh toán được thực hiện sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên không thỏa thuận cụ thể trong vòng bao nhiêu ngày sau thời điểm thanh lý hợp đồng thì bên mua phải trả tiền. Do đó, việc thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng 20 ngày không vi phạm thỏa thuận.
Việc nghiệm thu để thanh lý hợp đồng cần lưu ý các quy định của pháp luật. Hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”
Ngoài ra, căn cứ vào định nghĩa có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.