Biên bản bàn giao công việc là một trong những cụm từ được sử dụng khá thường xuyên, quen thuộc trong quá trình lao động. Vậy Biên bản bàn giao công việc là gì và nó dùng trong trường hợp nào? Bài viết dưới của Luật sư X sẽ gửi tới bạn mẫu biên bản bàn giao công việc tài sản. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Biên bản bàn giao công việc và tài sản
Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ thai sản; nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác; việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc/chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thông qua việc hoàn tất biên bản bàn giao; thì người tiến hành bàn giao sẽ rà soát lại tất cả những công việc mình đã thực hiện; công việc mình được phân công mà đang làm dở cũng như thống kê các loại tài liệu; dụng cụ; thiết bị… mà bản thân người bàn giao đã sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Người nhận bàn giao sẽ đóng vai trò người thay thế; tức là sẽ tiếp tục làm những công việc mà người đi để lại cũng như tiếp nhận các loại tài sản; dụng cụ… của người cũ để sử dụng cho công việc.
Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Mời bạn tham khảo mẫu dưới đây:
Mục đích của biên bản bàn giao công việc
Hoàn thành việc bàn giao công việc là một trong những điều cần thiết nên trước khi nghỉ việc hãy chuẩn bị một biên bản bàn giao công việc đầy đủ và chính xác để vấn đề nghỉ việc của cá nhân người lao động được thực hiện nhanh chóng mà không gặp những khó khăn gì trong quá trình bàn giao.
Việc thực hiện biên bản bàn giao công việc sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động trong quá trình xử lý; hồ sơ; tiếp tục quá trình làm việc nhanh chóng và đơn giản nhất; cụ thể nó giúp:
– Doanh nghiệp thống kê lại toàn bộ những giấy tờ; công văn; sổ sách; tài liệu các dụng cụ làm việc có liên quan đến chức vụ của người sắp nghỉ việc; Thống kê lại toàn bộ những công việc mà nhân viên đã làm; đang làm dở hoặc đã liên kế hoạch.
– Biên bản bàn giao công việc sẽ phân rõ trách nhiệm của người bàn giao đối với người nhận bàn giao; những người bàn giao sẽ chịu trách nhiệm về những số liệu; công việc đã làm hoặc đang làm đến thời điểm bàn giao. Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc các hồ sơ và sổ sách khi được nhận bàn giao.
– Việc bàn giao đúng quy định; trình tự còn thê hiện trách nhiệm với công việc của người lao động; dù sắp nghỉ việc nhưng vẫn làm hết trách nhiệm của bản thân; giao lại công việc cho người kế nhiệm một cách cẩn thận và chu đáo để không gây ảnh hưởng đến công ty.
– Bảo vệ quyền lợi cho cả người nhận bàn giao và người bàn giao; tránh được một số trường hợp rắc rối có thể phát sinh trong quá trình nghỉ việc…
Nội dung biên bản bàn giao công việc gồm những gì?
Hiện nay tuỳ vào từng lý do; mục đích của bàn giao công việc; mà từ đó mỗi doanh nghiệp; tổ chức sẽ soạn thảo những mẫu biên bản bàn giao công việc khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị. Song biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc luôn phải đảm bảo những thông tin cơ bản sau:
– Đảm bảo chi tiết; rõ ràng về thông tin về ngày; tháng; năm và địa điểm thực hiện quy trình bàn giao công việc.
– Thông tin đầy đủ; chính xác về người bàn giao và người nhận bàn giao công việc; cần cụ thể chi tiết về họ tên; mã số nhân viên; chức vụ; bộ phận làm việc của người đó.
– Lý do phải thực hiện bàn giao công việc: Khi bàn giao công việc thì đừng quên viết phần lý do khiến cá nhân người lao động phải viết biên bản bàn giao công việc. Chú ý tại phần này người lao động ghi rõ lý do bàn giao như nghỉ việc; nghỉ chế độ thai sản hay luân chuyển bộ phận/ đơn vị công tác…
– Nội dung bàn giao công việc: Phần này sẽ có nội dung quan trọng; để xem những công việc bàn giao và những tình hình thực hiện công việc đó đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Công việc đó dạng như thế nào và có những con số; số liệu cụ thể nào về công việc đó.
– Ký tên: Cả hai người bàn giao và người được bàn giao cũng như người đại diện phòng hành chính và nhân sự sẽ ký tên vào cuối biên bản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Biên bản bàn giao công việc phải đảm bảo được những thông tin cơ bản dưới đây:
– Thời gian, địa điểm thực hiện bàn giao;
– Thông tin chi tiết về người bàn giao và người nhận bàn giao;
– Nội dung bàn giao: Công cụ, dụng cụ, tài khoản, tài liệu đã được cấp và tình hình thực hiện công việc (hồ sơ, sổ sách, số liệu, tình trạng, mức độ hoàn thành,…)
– Chữ ký của cả hai bên (cần thiết có cả chữ ký của người làm chứng).
Ngoài ra, để bàn giao công việc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, người bàn giao nên soạn sẵn các nội dung cần bàn giao và lập kế hoạch hướng dẫn người tiếp nhận theo một quy trình từ đầu đến cuối.
Biên bản bàn giao công việc là loại văn bản quan trọng mà người lao động phải hoàn tất trước khi nghỉ việc, nghỉ thai sản hoặc chuyển công tác,… để mọi việc được diễn ra nhanh chóng mà không gặp khó khăn nào trong quá trình bàn giao.
Bằng biên bản này, người bàn giao có thể thống kê lại toàn bộ những tài liệu, công cụ, dụng cụ làm việc của mình cũng như những công việc đã làm, đang làm dở hoặc đã lên kế hoạch.
Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc và các hồ sơ, tài sản khi được nhận bàn giao.