Báo cáo thi công hàng tuần bao gồm các đánh giá, thống kê và các khuyến nghị liên quan để đảm bảo chất lượng công trình. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng. Đây là thủ tục rất quan trọng để giám sát dự án và đảm bảo chất lượng cao. Sau khi hoàn thành thủ tục giám sát, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu báo cáo khối lượng thi công là mẫu nào? Giám sát thi công xây dựng bao gồm những nội dung gì? Tải về Mẫu báo cáo khối lượng thi công tại đâu? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu báo cáo khối lượng thi công
Mẫu 3.07
[TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN] [TÊN ĐƠN VỊ THI CÔNG] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…………. | …………., ngày…… tháng….. năm 20.… |
BÁO CÁO
KIỂM TRA, NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG
Dự án: [tên dự án]
Hạng mục: [tên hạng mục] (nếu có)
Căn cứ:
Quyết định số [số Quyết định] ngày [ngày tháng năm phê duyệt] của [cấp phê duyệt Quyết định] phê duyệt Dự án, Thiết kế kỹ thuật – Dự toán hoặc Đề cương và dự toán chi tiết [tên dự án];
[Văn bản giao nhiệm vụ] [hoặc hợp đồng kinh tế số …] với [tên đơn vị thi công] về việc thực hiện thi công dự án [tên dự án];
…
- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THI CÔNG
- Đơn vị thi công: [tên bộ phận/đối tác (nếu có) thực hiện thi công]
- Thời gian thực hiện: Từ tháng … năm …… đến tháng … năm ……
- Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công:
- Khối lượng đã thi công:
TT | Hạng mục công việc | Đơn vị tính | Theo phê duyệt | Thi công | ||
Mức KK | Khối lượng | Mức KK | Khối lượng | |||
1 | ||||||
2 | ||||||
.. |
- Tài liệu đã sử dụng trong thi công: (Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công)
- Tổ chức thực hiện: (Nêu rõ phương án tổ chức, công nghệ áp dụng thi công..)
- TÌNH HÌNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU CẤP THI CÔNG
- Cơ sở pháp lý để kiểm tra, nghiệm thu:
- Dự án, Thiết kế thi công – tổng dự toán, Đề cương và dự toán chi tiết dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nêu đầy đủ tên văn bản, số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản).
- Các văn bản đã áp dụng trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (nêu rõ tên văn bản, số và ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành văn bản).
- Thành phần kiểm tra, nghiệm thu: (nêu rõ họ và tên, chức vụ các thành viên kiểm tra nghiệm thu của đơn vị thi công)
- Nội dung và mức độ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: (nêu rõ nội dung và mức độ kiểm tra từng hạng mục công việc của Dự án).
- Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm: (nêu cụ thể kết quả kiểm tra chất lượng từng hạng mục công việc của dự án).
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Về khối lượng: [tên đơn vị thi công] đã hoàn thành: [khối lượng thi công].
- Về chất lượng: [tên sản phẩm] đã thi công đạt yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng theo quy định trong Dự án đã phê duyệt.
- Về mức độ khó khăn, thay đổi công nghệ, giải pháp, điều kiện thi công và khối lượng công việc (nếu có): (nêu các thay đổi so với Dự án, Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã phê duyệt và kiến nghị của đơn vị thi công).
- Giao nộp sản phẩm: [nêu tên sản phẩm] đạt yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng chuẩn bị giao nộp để kiểm tra, nghiệm thu theo quy định trong Dự án đã phê duyệt.
- Đề nghị chủ đầu tư: [tên cơ quan chủ đầu tư] chấp nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: Báo cáo này dùng chung cho từng hạng mục, sản phẩm hoặc theo niên độ, kết thúc dự án.
Tải về mẫu báo cáo khối lượng thi công
Hoạt động xây dựng không chỉ bao gồm quá trình thi công xây dựng và hoạt động giám sát quá trình đó nhằm góp phần hoàn thiện kết quả cuối cùng của một dự án xây dựng. Để hoàn tất quá trình này, cá nhân, tổ chức cần lập báo cáo khối lượng thi công theo quy định. Mẫu báo cáo thi công này vừa có ý nghĩa vừa có vai trò quan trọng trong thực tế. Khi đó, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu báo cáo khối lượng thi công tại đây:
Xem thêm: doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không
Giám sát thi công xây dựng bao gồm những nội dung gì?
Giám sát thi công xây dựng là việc làm không thể thiếu khi tiến hành khởi công bất cứ công trình xây dựng nào nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho công trình. TUy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hoạt động giám sát thi công xây dựng gồm những gì. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành,Giám sát thi công xây dựng bao gồm những nội dung gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau;
“Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật số 50/2014/QH13. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
…”
Như vậy, việc thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình được quy định như trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo khối lượng thi công”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Giám sát thi công là khâu quan trọng trong quá trình thi công xây dụng, do đó trường hợp không tổ chức giám sát thi công sẽ bị xử phạt nặng.
Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công sẽ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng.
Đồng thời, buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau;
“Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định tại Phụ lục IV Nghị định này gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:
a) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVa Nghị định này. Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;
b) Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục IVb Nghị định này.”
Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể như trên.