Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định trong hoạt động của hợp tác xã, mong luật sư tư vấn giúp. Cụ thể tôi thắc mắc rằng hàng năm hợp tác xã phải gửi báo cáo tình hình hoạt của mình cho cơ quan nhà nước vào thời gian nào? Và luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu báo cáo của Ban kiểm soát hợp tác xã nông nghiệp mới hiện nay được hay không? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để trở thành thành viên của hợp tác xã là gì?
Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012.
Điều kiện về tư cách chủ thể: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trí hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Ngoài các điều kiện riêng đặc trưng cho từng đối tượng thì dù là cá nhân hay tổ chức đều phải đáp ứng các điều kiện riêng đặc trưng cho từng đối tượng thì dù là cá nhân hay tổ chức đều phải đáp ứng các điều kiện chung quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã:
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
Thu thập của các loại hình hợp tác xã này có được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc thu phí sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Các thành viên càng mua nhiều hàng hóa, sử dụng nhiều dịch vụ của hợp tác xã thì càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho hợp tác xã. Các thành viên tham gia vào hợp tác xã nhằm hợp tác cùng nhau lao động, góp vốn, góp sức để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, thu lại lợi nhuận. Ngoài ra nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã là điều kiện bắt buộc.
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã: với nguyện vọng tham gia hợp tác xã là tự nguyện, không bị ép buộc, chi phối bởi bất cứ ai. Họ thể hiện điều đó thông qua đơn xin gia nhập hợp tác xã với điều kiện phải tán thành điều lệ của hợp tác xã.
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã: Thành viên hợp tác xã góp vốn theo thỏa thuận và không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã. Thời hạn góp vốn không quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp. Khi góp đủ vốn, các thành viên được cấp giấy chứng nhận vốn góp.
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của hợp tác xã là khi nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT) quy định về chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã như sau:
– Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12, hợp tác xã báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã của năm với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
– Chậm nhất vào ngày 18 tháng 12, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã của năm trên địa bàn huyện gửi cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh.
– Chậm nhất vào ngày 21 tháng 12, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp.
– Thời gian chốt số liệu báo cáo năm tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12.
Theo đó, hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 12, hợp tác xã phải gửi báo tình hình hoạt động trong năm với cơ quan đăng ký hợp tác xã
Hợp tác xã phải thực hiện lưu giữ những tài liệu nào?
Theo Điều 10 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã phải lưu giữ những tài liệu sau đây:
– Điều lệ, điều lệ sửa đổi, bổ sung và quy chế của hợp tác xã; số đăng ký thành viên;
– Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hóa; giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;
– Tài liệu, giấy xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của hợp tác xã;
– Đơn xin gia nhập, giấy chứng nhận góp vốn của thành viên, biên bản, nghị quyết của hội nghị thành lập, đại hội thành viên, hội đồng quản trị; các quyết định của hợp tác xã;
– Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo và các tài liệu khác của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
– Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính.
Tài sản của hợp tác được hình thành từ những nguồn nào?
Tại Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về tài sản của hợp tác xã như sau:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
3. Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tài sản của hợp tác xã sẽ được hình thành từ nguồn sau đây:
– Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
– Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
– Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
Mẫu báo cáo của Ban kiểm soát hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo của Ban kiểm soát hợp tác xã nông nghiệp mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định năm 2023
- Lệ phí đăng ký thành lập liên hiệp hợp tác xã là bao nhiêu 2023?
- Thủ tục tăng vốn điều lệ hợp tác xã năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Thành viên hợp tác xã là hộ gia đình là các hộ gia đình đáp ứng những tiêu chí do Bộ luật Dân sự quy định. Trong hộ gia đình, các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh doanh chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Khi hộ gia đình tham gia vào hợp tác xã, chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch kinh tế với hợp tác xã vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Giao dịch kinh tế do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Theo luật định thì hợp tác xã phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký (giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã). Sổ đăng ký thành viên phải có đầy đủ các nội dung nêu trên.
Thu nhập, lợi nhuận được phân chia ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và trích lập các quỹ theo quy định:
Phân chia theo công sức lao động đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ;
Theo vốn góp