Khi giải quyết các vụ án, thẩm phán thường yêu cầu đương sự phải tường trình lại toàn bộ vụ việc. Trong vài trường hợp khi trong quá trình khởi kiện, nguyên đơn bị thẩm phán yêu cầu viết bản tự khai để tường trình lại vụ việc đó. Có thể nhiều người khi được yêu cầu viết bản tự khai sẽ mông lung không biết bản tự khai là gì và viết như thế nào? Chính vì vậy, việc tìm mẫu bản tự khai của nguyên đơn là điều mà nhiều người lựa chọn. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm Mẫu bản tự khai của nguyên đơn chuẩn quy định hiện hành, hãy tham khảo Mẫu bản tự khai của nguyên đơn dưới đây của Luật sư X nhé, hy vọng giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Nguyên đơn là gì?
Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên đơn trong vụ án dân sự như sau:
“2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.“
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được quy định như sau:
– Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
– Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
– Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
– Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;
Đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
– Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
– Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.
– Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
– Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
– Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
– Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
– Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.
– Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.
– Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
– Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.
– Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
– Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Vì sao nguyên đơn phải viết bản tự khai?
Hiện nay không có quy định nào nói rõ bản tự khai là gì, cần phải có những nội dung gì trong bản tự khai. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, đơn khởi kiện chỉ trình bày những điểm chung nhất, khái quát nhất theo hướng tóm tắt cơ bản sự việc. Thậm chí, một số mẫu đơn khởi kiện chỉ quan tâm đến phần yêu cầu, không cần nêu nội dung cụ thể. Thông thường trong đơn khởi kiện thì nguyên đơn chỉ trình bày những điểm chung nhất, khái quát nhất ( tóm tắt cơ bản nội dung sự việc) thậm chí theo mẫu được ban hành thì đơn khởi kiện chỉ cần nếu rõ yêu cầu, không cần nêu nội dung sự việc.
Sau khi thụ lý thường thì thẩm phán sẽ triệu tập đương sự lên để hòa giải, trước khi bước vào quá trình hòa giải thì thẩm phán sẽ yêu cầu các bên viết bản tự khai, nêu rõ nội dung sự việc. Việc này giúp cho thẩm phán sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. Trong đó, người viết được quyền thể hiện các nội dung cần thiết cho quá trình xem xét vụ án. Vì vậy, bản tự khai sẽ mang ý chí, quan điểm của người viết.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cần phải viết bản tự khai, nếu trong đơn khởi kiện mà nguyên đơn đã trình bày rõ ràng thì thẩm phán sẽ không yêu cầu viết bản tự khai.
Mẫu bản tự khai của nguyên đơn
Hướng dẫn viết bản tự khai:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong bản ý kiến
– Ghi chi tiết nội dung trong bản ý kiến
– Giấy tờ kèm theo( ghi các mẫu giấy tờ kèm theo)
– kí và ghi rõ họ tên.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về các vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu bản tự khai của nguyên đơn chuẩn quy định năm 2023” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là viết mẫu đơn xin nghỉ việc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Bản tự khai của nguyên đơn phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, khách quan, nên người khai phải khai trực tiếp dưới sự chứng kiến của cán bộ Tòa án. Do vậy tùy theo sự bố trí của cán bộ Tòa án bạn làm việc, việc khai và nộp bản khai nếu đáp ứng đủ yêu cầu pháp luật thì được chấp nhận.
Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”
Một tài liệu, sự vật, sự việc được xem là chứng cứ khi đảm bảo được các tính chất, gồm:
– Tính khách quan: chứng cứ tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, không tự tạo ra chứng cứ.
– Tính liên quan: chứng phải có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc.
– Tính hợp pháp: quá trình thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu chứng cứ phải theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, 10 nguồn tài liệu được xem là chứng cứ, bao gồm: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, bản tự khai chỉ được xem là nguồn của chứng cứ theo các quy định kể trên. Bản tự khai sẽ là chứng cứ khi lời khai đó được xác định có đủ 3 đặc điểm của chứng cứ, là: có thật, được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gia nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục luật định và được Tòa án làm căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án.
Vì vậy, những gì được thể hiện trong bản tự khai rất quan trọng, người viết bản tự khai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra.