Chào luật sư, hiện nay nếu như làm mất thẻ bảo hiểm y tế thì có xin cấp lại được không? Con tôi năm nay mới học mẫu giáo, cháu được mua bảo hiểm y tế ở trường học chứ không theo diện gia đình. Hôm trước khi kiểm tra lại giấy tờ thì tôi tình cờ phát hiện đã làm mất thẻ bảo hiểm y tế của con. Tôi cũng có báo lại với cô giáo của cháu nhưng cô vẫn chưa có phản hồi gì mới. Tôi muốn hỏi là Mất thẻ bảo hiểm y tế của con thì làm như thế nào? Mất thẻ bảo hiểm y tế xin cấp lại thẻ mới có tốn phí hay không? Mất thẻ bảo hiểm y tế của con thì xin cấp lại ở đâu? Mong luật sư X tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về nội dung Mất thẻ bảo hiểm y tế của con chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao?
Hiện nay có thể vì lí do chủ quan hoặc do tác động bên ngoài mà chúng ta có thể làm mất thẻ bảo hiểm y tế. Vậy trong trường hợp này chúng ta có thể xin cấp lại hay phải mua lại thẻ bảo hiểm y tế mới. Nếu như xin cấp mới thì cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm như thế nào để được hỗ trợ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Cách mà chúng tôi tư vấn đến bạn khi làm mất thẻ bảo hiểm y tế là:
Theo Công văn số 2701/BHXH-TST, trong trường hợp bị mất, hỏng thẻ bảo hiểm y tế giấy mà không sử dụng điện thoại thông minh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin), không phân biệt địa bàn.
Tra cứu mã thẻ BHYT khi bị mất
Trường hợp bị mất thẻ BHYT và không nhớ mã số BHXH (in trên thẻ BHYT), có thể tra cứu thông tin về thẻ BHYT bằng nhiều hình thức:
Kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 1900.9068.
Tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Mất thẻ bảo hiểm y tế của con thì làm như thế nào?
Hiện nay theo quy định thì nếu như làm mất thẻ phải liên hệ đến cơ quan chứuc năng để làm lại thẻ. Tuy nhiên đối với trẻ em thì chúng không thể tự làm hồ sơ xin cấp lại thẻ. Lúc này thì gia đình hoặc nhà trường phải là người đại diện để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho con. Bên cạnh đó cũng cần có sự chuẩn bị về hồ sơ giấy tờ cần thiết để nộp. Những quy định mà chúng tôi muốn tư vấn về cách làm khi mất thẻ bảo hiểm y tế của con hiện nay là:
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và điểm d khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 quy định cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
– Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế
– Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.
Do đó, nếu làm mất thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được yêu cầu cấp lại thẻ.
Trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?
Hiện nay luật bảo hiểm y tế cũng có quy định cụ thể về đối tượng được hưởng bảo hiểm y té, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với từng trường hợp và từng cá nhân khác nhau. Việc khám chữa bệnh cho trẻ em luôn được quan tâm và ưu tiên bởi đây là đối tượng yếu thế trong xã hội, cần được chăm sóc và chở che, tạo điều kiện tốt nhất về sức khỏe, tinh thần cho trẻ nhỏ. Quy định trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế hiện nay như sau:
Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
– Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
– Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mất thẻ bảo hiểm y tế thì nên làm gì để được cấp lại thẻ mới?
Hiện nay nhiều người làm mất thẻ bảo hiểm y tế mà không biết nên làm gì, hay họ không biết cần chuẩn bị gì để xin cấp lại thẻ BHYT mới. BHYT rất quan trọng và cần thiết vì trong đời sống chúng ta không thể biết được, đoán được khi nào chúng ta sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu có BHYt thì phần nào chi phí cũng được hỗ trợ từ bảo hiêm, tùy theo đúng tuyến hay trái tuyến. Sau đây là những công việc cần làm và nên làm khi mất thẻ bảo hiểm y tế và có mong muốn được cấp lại thẻ mới.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, thẻ BHYT bị mất thì người tham gia BHYT sẽ chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm được cấp lại thẻ BHYT.
Theo đó, tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị mất bao gồm:
(1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
(2) Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Như vậy, ngay khi phát hiện mất thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHYT thực hiện hồ sơ nêu trên.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mất thẻ bảo hiểm y tế của con thì làm như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý bảng giá tách thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?
- Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
- Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?
Câu hỏi thường gặp
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
…