Mất sổ hộ khẩu có làm lại được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì một số lý do khác nhau mà sổ hộ khẩu bị mất, hỏng, rách thì người dân cần đi làm lại sổ hộ khẩu mới. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, người dân có cần làm sổ hộ khẩu mới khi bị mất không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin cần thiết nhé!
Căn cứ pháp lý
Mất sổ hộ khẩu có làm lại được không?
Theo Điều 38 Luật Cư trú 2020 (quy định về việc thay đổi phương thức quản lý cư trú từ truyền thống thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sang quản lý bằng số hóa) thì kể từ tháng 07/2021, các cơ quan Công an sẽ không tiến hành cấp mới sổ hộ khẩu khi bị mất, rách, hỏng. Trường hợp sổ hộ khẩu bị mất, hỏng, rách hay có sai sót thì bạn vẫn cần tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại.
Tuy nhiên, bạn sẽ không được cấp Sổ hộ khẩu mới bằng giấy như trước mà cơ quan chức năng sẽ cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu cư trú. Đồng nghĩa với việc toàn bộ thông tin của công dân trên sổ hộ khẩu bị thu hồi đã được cập nhật đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Vì vậy, khi thực hiện thủ tục như đăng ký thường trú, chuyển nhượng nhà, đất…, thông tin của công dân sẽ được khai thác trên Cơ sở dữ liệu dân cư để xác nhận mà không phải xuất trình sổ hộ khẩu.
Đăng ký thường trú không cần sổ hộ khẩu?
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định:
“Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Như vậy theo quy định trên trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Đồng thời sẽ thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ cập nhật thông tin liên quan đến họ, tên, ngày tháng sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại.
Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân chỉ cần xuất trình thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân.
Thay đổi thông tin chủ hộ trong hộ khẩu cần tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định điều chỉnh thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
“Điều 26. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chủ hộ;
b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.
3. Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.”
Như vậy để thực hiện điều chỉnh thông tin về chủ hộ, hộ tịch liên quan đến sổ hộ khẩu bạn thực hiện theo các quy định trên. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú, gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.
Mất sổ hộ khẩu có làm được CCCD có gắn chip không?
Mất sổ hộ khẩu vẫn chưa được thu thập thông tin dân cư
Việc làm Căn cước công dân gắn chip từ 01/7/2021 được thực hiện theo quy định tại Thông tư 59 và 60 năm 2021 của Bộ Công an.
Theo đó, sau khi công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Nếu công dân có giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân ngoài Sổ hộ khẩu thì việc mất Sổ này không ảnh hưởng gì đến việc làm Căn cước gắn chip.
Tuy nhiên, nếu Sổ hộ khẩu là giấy tờ duy nhất chứng mình nhân thân thì việc làm Căn cước sẽ phức tạp hơn.
Theo logic thông thường, cần Sổ hộ khẩu nhưng Sổ hộ khẩu mất thì sẽ phải làm lại. Nhưng, cũng từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú mới quy định không cấp mới Sổ hộ khẩu. Vì thế, khi người dân đến Công an để yêu cầu cấp lại Sổ hộ khẩu sẽ không được cấp lại. Thay vào đó, cơ quan Công an sẽ cập nhật thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, người dân có thể đi làm Căn cước công dân gắn chip.
Mất sổ hộ khẩu nhưng đã được thu thập thông tin dân cư
Theo Thông tư 60/2021/TT-BCA, sau khi công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD, nếu thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, từ 01/7/2021, nếu người dân đã được thu thập thông tin dân cư thì việc bị mất Sổ hộ khẩu không ảnh hưởng gì đến việc làm CCCD gắn chip. Nếu thông tin công dân có sự điều chỉnh hoặc sai sót thì chỉ cần cung cấp giấy tờ chứng minh điều chỉnh hoặc sai sót này.
Có thể bạn quan tâm
- Sổ hộ khẩu có phải là giấy tờ tùy thân không?
- Thủ tục thực hiện tách hộ khẩu khi chưa ly hôn
- Toàn bộ Sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng vào cuối năm nay
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mất sổ hộ khẩu có làm lại được không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tới thời điểm hiện tại chỉ Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân; được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:
– Hộ chiếu;
– Chứng minh nhân dân;
– Thẻ Căn cước công dân;
– Giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên… Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ.
Vậy, sổ hộ khẩu không phải giấy tờ tùy thân.
Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó
– Xác định nơi cư trú;
– Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất;
– Làm các thủ tục hành chính và giấy tờ.