Sổ đỏ là một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với bất động sản phổ biến hiện nay. Nhiều trường hợp chúng ta khi chuyển nhà, thu dọn nhà cửa hay một khoảng thời gian quá lâu không tìm đến dẫn đến việc thất lạc mất sổ đỏ. Trong những trường hợp như vậy chúng ta cần phải làm gì để có thể đảm bảo quyền lợi tránh được những rủi ro không đáng có xảy ra chắc là điều mà ai cũng quan tâm. Hiện nay nếu không có sổ đỏ thì dù là chủ sở hữu của mảnh đất thì vẫn có khá nhiều thủ tục về đất đai bạn không thể thực hiện được. Trong những trường hợp này bạn nên xin cấp lại sổ đỏ theo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi. Để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết “Mất sổ đỏ làm thế nào để xin cấp lại?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Mất sổ đỏ làm thế nào để xin cấp lại?
Xin cấp lại sổ đỏ là một trong những thủ tục liên quan đến sổ đỏ phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải xin cấp lại sổ đỏ như sổ đỏ cũ hỏng, rách nát hay bị thất lạc. Những trường hợp xin cấp lại sổ đỏ cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông báo mất sổ cũng như thực hiện những thủ tục cần thiết để được xin cấp lại sổ đỏ. Đầu tiên trong những thủ tục xin cấp lại sổ đỏ là bạn cần khai báo sổ đỏ bị mất. Việc khai báo này giúp cho trong khoảng thời gian bạn chưa được cấp sổ mới những giao dịch liên quan đến sổ đỏ cũng sẽ được đảm bảo, không ai có thể thực hiện giao dịch với sổ đỏ đã mất của bạn trong khoảng thời gian này.
Điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, người sử dụng đất bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại.
Theo đó, căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin cấp lại Sổ đỏ khi bị mất như sau:
Bước 01: Khai báo về việc bị mất Sổ đỏ
– Người sử dụng đất trực tiếp hoặc làm đơn khai báo về việc mất Sổ đỏ tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
– Khi tiếp nhận sự việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện niêm yết công khai thông báo mất Sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thời hạn niêm yết thông báo là 15 ngày.
Lưu ý:
– Nếu người sử dụng đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì khi mất sổ đỏ, những người sử dụng đất này phải đăng tin mất Sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– Nếu người sử dụng đất thuộc đối tượng này thì có thể hỏi ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai … về các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện đăng tin mất Sổ đỏ trước khi tiến hành đăng tin.
Bước 02: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại Sổ đỏ gồm các giấy tờ sau (căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT):
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân (hoặc giấy tờ chứng minh đã thực hiện đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất sổ đỏ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài,…)
– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân còn thời hạn…
Bước 03: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Sổ đỏ
Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất có nhu cầu cấp lại Sổ đỏ có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.
Cách 2:
Trường hợp không nộp tại UBND xã:
– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện.
– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 04: Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc:
– Kiểm tra hồ sơ xin cấp lại Sổ đỏ;
– Thực hiện trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính;
– Lập hồ sơ trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất và ký cấp lại sổ đỏ;
– Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định pháp luật;
– Trả kết quả cho người sử dụng đất.
Bước 05: Nhận kết quả
Thời gian cấp lại Sổ đỏ là bao lâu?
Về thời gian cấp sổ đỏ là bao lâu cũng là câu hỏi Luật sư X nhận được rất nhiều. Hiện nay thì việc cấp lại sổ đỏ sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày theo Luật định. Nhưng trên thực tế thì thời gian xin cấp lại sổ đỏ có thể lâu hay chậm tuỳ thuộc vào cơ quan mà bạn xin cấp lại sổ đỏ có đang phải thực hiện nhiểu thủ tục hành chính không nếu việc xin cấp lại bị quá tải thì khoảng thời gian trên có thể kéo dài hơn từ 23-30 ngày tuỳ thuộc vào từng địa phương. Nếu bạn có nhu cầu muốn được cấp lại sổ đỏ một cách nhanh chóng tại các tỉnh thành thì có thể sử dụng dịch vụ cấp lại sổ đỏ nhanh của Luật sư X. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn xin cấp lại sổ đỏ trong thời gian bạn mong muốn.
Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;
Như vậy, trong trường hợp mất Sổ đỏ, thời gian cấp lại Sổ đỏ không quá 10 ngày.
Chi phí xin cấp lại Sổ đỏ
Về chi phí cho việc xin cấp lại sổ đỏ thì chi phí hiện nay cũng gần giống với chi phí bạn xin cấp mới sổ nhưng không bao gồm những khoản thuế mà bạn phải chịu khi thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu. Mức phí này cũng chỉ bao gồm lệ phí nhà nước cho dịch vụ cấp lại sổ đỏ cũng như chi phí in ấn lưu văn thư đối với việc xin cấp lại sổ đỏ hiện nay. Nếu bạn có lăn tăn về mức chi phí có quá cao không mà không muốn cấp lại sổ đỏ thì bạn không cần lo lắng mức chi phí này sẽ là một mức chi phí hợp lý cho bạn để bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ, hãy xin cấp lại nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi của mình bạn nhé.
Theo Thông tư 85/2019/TT-BTC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ quy mô, diện tích của thửa đất và tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cụ thể.
Mời bạn xem thêm
- Thời gian niêm yết công khai cấp Giấy chứng nhận lần đầu
- Biên bản xác minh nguồn gốc đất mới 2023
- Tải xuống mẫu biên bản hủy hợp đồng dịch vụ năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mất sổ đỏ làm thế nào để xin cấp lại?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ làm sổ đỏ nhà đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Cấp đổi, cấp lại sổ đỏ, sổ hồng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
“+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.”
Trường hợp, Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ Theo khoản 1 Điều 8
1.Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
2.Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2020 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
3.Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như:
– Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
– Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã để lấy ý kiến xác nhận về Hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký và Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất.
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;
– Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
– Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật;
– Chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;