Sự phát triển của ngành truyền hình luôn gắn liền với từng dấu mốc lịch sử của đất nước. Từ những ngày đầu phát sóng truyền hình (7/9/1970) đến nay; Đài Truyền hình Quốc gia nói riêng và các cơ quan báo chí truyền hình khác nói chung. Vai trò và vị thế của các đài truyền hình được khẳng định vững chắc trong xã hội.Tuy nhiên, cùng với đó; đã xuất hiện tình trạng mạo danh Đài truyền hình Quốc gia nhằm làm cho bản thân trở lên nổi tiếng để trục lợi cá nhân; lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…
Với danh nghĩa báo chí; các đối tượng xấu dễ dàng tạo dựng lòng tin nhằm mời chào thực hiện các chương trình có thu phí trái phép. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu hành vi mạo danh Đài truyền Quốc gia nhé!
Căn cứ pháp luật
- Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Các đối tượng vi phạm càng ngày càng có thêm nhiều hình thức ngụy tạo; giả mạo để tăng thêm lòng tin cho doanh nghiệp; như làm giả thẻ cơ quan (với mức độ giống thật lên tới 95%); làm giả giấy giới thiệu; công văn có đóng dấu đỏ (giả mạo) của các đơn vị trong Đài.
Uy tín của các đài truyền hình càng cao; thì các doanh nghiệp truyền thông càng dễ vin vào để “mượn” ảnh hưởng nhằm hù dọa đối tượng; hoặc mời mọc sản xuất chương trình truyền hình nhằm trục lợi.
Vì vậy, cơ quan chức năng và người dân càng ít có điều kiện phát hiện ra ngay sự giả mạo. Lâu dần, các đối tượng không còn lo ngại bị phát hiện và cũng không ngán việc xử lý mạo danh.
Hành vi mạo danh Đài truyền hình Quốc gia bị xử lý như thế nào?
Thực hiện hành vi mạo danh để trở nên nổi tiếng
Như Huấn Hoa hồng cắt ghép video mạo danh VTV1 mà chưa có hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản; hành vi được xác định là “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm n; khoản 3, điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trong trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy; hành vi của đối tượng là truyền đưa dữ liệu trái phép trên mạng internet đến mức nguy hiểm cho xã hội; thì có thể xử lý hình sự theo quy định tại điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời; có thể yêu cầu nhà mạng khóa tài khoản nếu như hành vi được xác định là sai phạm nghiêm trọng”.
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan; tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật; nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa; thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan; tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính; mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồn; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Xem thêm: Giả danh công an để bắt giữ người bị xử lý như thế nào?
Thực hiện hành vi mạo danh để nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Pháp luật quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Cấu thành tội phạm
- Chủ thể
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1; 2 Điều 139 Bộ Luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3; 4 Điều 139 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Khách thể
Quan hệ sở hữu
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản; người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết; hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác. - Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. - Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản; (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên; nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
- Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình)
Hình phạt
Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nếu giá trị từ 2 triệu đồng; đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Có tổ chức;
+) Có tính chất chuyên nghiệp;
+) Tái phạm nguy hiểm;
+) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
+) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Vì vậy, bên cạnh việc đa dạng hóa các dịch vụ truyền hình; và chủ động đấu tranh xử lý vi phạm của mỗi cơ quan báo chí truyền hình; thì chỉ có tăng cường tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật; kết hợp với hoạt động xử phạt nghiêm khắc của các cơ quan chức năng; thì tình trạng vi phạm mạo danh Đài truyền hình Quốc gia mới có thể được chấm dứt triệt để.
Xem thêm: Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Hy vọng rằng bài viết “Mạo danh Đài truyền hình Quốc gia bị xử lý như thế nào?” giúp ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin liên hệ đến Luật Sư X theo hotline: 0833.102.102