Do lo ngại gặp những nguy hiểm trên đường nhất là vào buổi tối nên có rất nhiều người mang theo côn nhị khúc. Họ cho rằng điều này là cần thiết để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên mang theo côn nhị khúc có vi phạm pháp luật hay không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật sư X xin giới thiệu với bạn đọc về Mang theo côn nhị khúc có vi phạm pháp luật hay không?
Cơ sở pháp lý
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017
Nội dung tư vấn
Mang theo côn nhị khúc có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quy định về vũ khí như sau:
4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 3 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BVHTTDL-BCA; quy định về vũ khí thể thao dùng trong luyện tập và thi đấu thể thao như sau:
1. Vũ khí thể thao bao gồm các loại súng, đạn dùng cho các loại súng này và các loại vũ khí thô sơ dùng để tập luyện và thi đấu thể thao.
2. Các loại súng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay dùng trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ dùng trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Căn cứ vào các quy định trên thì côn nhị khúc thuộc trường hợp vũ khí thô sơ. Nếu sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao thì xác định là vũ khí thể thao.
Theo Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng vũ khí được quy định:
Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Căn cứ quy định trên, cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo. Như vậy, hành vi mang côn nhị khúc (là vũ khí thô sơ) là hành vi vi phạm pháp luật.
Ai được mang theo côn nhị khúc?
Nếu côn nhị khúc được xác định là vũ khí thể thao thì việc sử dụng vũ khí thể thao cũng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và chỉ những đối tượng quy định tại Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; thì mới được trang bị vũ khí thể thao.
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Công an nhân dân;
d) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
đ) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
e) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017; quy định đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
– Quân đội nhân dân;
– Dân quân tự vệ;
– Cảnh sát biển;
– Công an nhân dân;
– Cơ yếu;
– Kiểm lâm, Kiểm ngư;
– An ninh hàng không;
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
– Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Mang theo côn nhị khúc bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định trên, bạn không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ. Việc bạn mang côn nhị khúc khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
…”
Tuy nhiên, đối với trường hợp mang nhị khúc để sử dụng luyện tập nơi công cộng; thì không vi phạm pháp luật. Khi mang nhị khúc; mà có hành vi nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; thì mới bị xử phạt. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra; thì phải chứng minh mang theo nhị khúc với mục đích luyện tập và không nhằm mục đích khác.
Mời bạn đọc xem thêm
Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù?
Chiếm đoạt vũ khí quân dụng bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là các thông tin của Luật Sư X về Mang theo côn nhị khúc có vi phạm pháp luật hay không?. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật, hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.
Để giải đáp thắc mắc; nhận thêm thông tin và dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng dối với hành vi Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Côn nhị khúc được xếp vào loại vũ khí thô sơ. Sử dụng côn nhị khúc với mục đích rèn luyện thể thao thì nó được coi là vũ khí thể thao.