Ly hôn do bạo lực gia đình luôn là vấn đề quan ngại và đáng quan tâm hàng đầu. Trong tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp cuộc sống hôn nhân lại có quá nhiều câu chuyện để tranh cãi. Tiền quá ít, thời gian chạm mặt nhau quá nhiều, việc nhà không phân chia công bằng… trong thời kỳ cách ly đã đẩy nhiều cuộc hôn nhân xuống “vực thẳm”. Mời bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu câu chuyện ly hôn do bạo lực gia đình gia tăng dưới tác động của dịch Covid-19.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình tăng vọt sau đại dịch
Trong thời gian đại dịch bùng phát đỉnh điểm tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Cảnh sát ở đây cho biết, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo tăng gấp ba lần vào tháng dịch bùng phát. So với cùng kỳ năm trước, tăng từ 47 lên 162 vụ. Dịch bệnh đã tác động rất lớn đến bạo lực gia đình. Theo thống kê, 90% nguyên nhân của bạo lực (trong giai đoạn này) có liên quan đến dịch Covid-19.
Theo báo cáo kết quả khảo sát do bà Poranee Phuprasert, một quan chức của ThaiHealth. Số trường hợp bạo lực gia đình ở Thái Lan đã tăng tới 66% kể từ khi các biện pháp kiểm soát dịch được áp đặt. Trong đó, khu vực miền nam Thái Lan là nơi tình trạng bạo lực gia đình tăng cao nhất. Với số trường hợp bạo lực tăng tới 48%, trong khi ở Thủ đô Bangkok có mức tăng thấp nhất, ở mức 26%.
Trên khắp phạm vi Vương quốc Anh cũng như toàn thế giới, những cuộc chia tay tăng vọt. Theo Citizens Advice, lượng tìm kiếm lời khuyên trực tuyến về cách kết thúc một mối quan hệ tăng đột biến ở Anh trong năm ngoái. Ở Mỹ, một trang web tạo hợp đồng pháp lý lớn gần đây công bố doanh số bán thỏa thuận ly hôn tăng cơ bản 34%.
Ở nhà chống dịch sẽ là một khoảng thời gian tuyệt vời để gắn bó các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành “ngục tù” nếu ai đó phải sống trong cảnh bạo lực gia đình. Lâu dần, chính những áp bức về mặt tinh thần sẽ dẫn đến số vụ ly hôn do bạo lực gia đình tăng chóng mặt.
Ly hôn do bạo lực gia đình và những vấn đề cần quan tâm
Quyền yêu cầu ly hôn do bạo lực gia đình
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định thì những người sau đây có quyền yêu cầu ly hôn:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Ngoại trừ, trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Ly hôn thuận tình hay theo yêu cầu của một bên?
Khi vợ chồng đưa Đơn ly hôn ra Tòa, cần phải làm rõ trước là việc ly hôn được tiến hành một cách đơn phương hay đồng thuận.
- Thuận tình ly hôn: Trường hợp ly hôn do bạo lực gia đình mà vợ chồng cùng thống nhất yêu cầu ly hôn. Xét thấy hai bên thực sự tự nguyên ly hôn. Đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được; hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn do bạo lực gia đình.
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn): Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành. Tòa án giải quyết cho ly hôn do bạo lực gia đình. Nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ ly hôn cơ bản, bao gồm trường hợp ly hôn do bạo lực gia đình. Cần có những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính).
- Giấy CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (bản sao có chứng thực).
Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu?
- Trường hợp thuận tình ly hôn: Toà án nhân dân quận/huyện. Nơi vợ chồng có hộ khẩu thường trú, hoặc cư trú.
- Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn do bạo lực gia đình). Tòa án nhân dân cấp quận/huyện. Nơi người bị yêu cầu ly hôn đang cư trú (thường trú, tạm trú).
Thủ tục giải quyết việc ly hôn như thế nào?
- Bước 1, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có thẩm quyền.
- Bước 2, nộp lệ phí và thụ lý vụ án.
- Bước 3, Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Án phí ly hôn là bao nhiêu?
Án phí cơ bản là 300.000 đồng. Trong trường hợp có yêu cầu về tài sản thì án phí được tính tương ứng với mức tài sản yêu cầu.
Bạn đọc quan tâm đến dịch vụ ly hôn của Luật Sư X, xin mời tham khảo bài viết dưới đây:
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại quận Cầu Giấy – Luật sư X
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại quận Hoàn Kiếm – Luật sư X
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, bạn chỉ có thể tiến hành ly hôn đơn phương khi bạn có căn cứ chứng minh bạn ly hôn do bạo lực gia đình; hoặc bị vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
Trường hợp khi vợ chồng ly hôn do bạo lực gia đình mà có con chung đủ 7 tuổi trở lên. Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ là xem xét. Bởi lẽ, để được giao quyền nuôi con. Cha mẹ cần đáp ứng đủ điều kiện về các nhu cầu cơ bản của con. Song song đó kết hợp với nguyện vọng của con. Tòa án có thể quyết định người đó là người trực tiếp nuôi con.
Tòa án sẽ áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi; nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi người.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X. Rất mong được phục vụ quý khách. Những khó khăn vướng mắc về thủ tục ly hôn; cũng như các khó khăn về các vấn đề pháp lý có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Trân trọng!