Cho đến hiện nay, đã có khá nhiều công dân Việt Nam đã sử dụng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Như vậy, số còn lại vẫn đang sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD mã vạch. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp nhất định, CMND bị cấm sử dụng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu 6 trường hợp bị cấm dùng Chứng minh nhân dân qua bài viết dưới đây:
Các trường hợp bị cấm dùng Chứng minh nhân dân
Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND
Điều này được quy định rất rõ tại Thông tư 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân.
Cụ thể, Thông tư này cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại.
Khi thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam
Điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. CMND là giấy tờ tùy thân dành cho công dân Việt Nam, do đó, khi từ bỏ quốc tịch, người đó sẽ không còn được giữ và sử dụng CMND nữa.
Khi ra nước ngoài định cư
Dù chưa thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng nếu ra nước ngoài định cư, công dân cũng bị cấm sử dụng CMND. Trong trường hợp này, CMND cũng sẽ bị thu hồi (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 05).
Người có thẩm quyền thu hồi CMND trong trường hợp (2) và (3) nêu trên là công an cấp huyện nơi cấp CMND.
Khi dùng CMND của người khác
Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc chiếm đoạt, sử dụng CMND của người khác sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng.
Từ năm 2036 trở đi
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).
Trong khi đó, từ ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp Căn cước công dân gắn chip thay cho CMND. Nghĩa là, những người được cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị “khai tử” và việc sử dụng CMND sau thời điểm này bị cấm.
Trường hợp khác
Điều 5 của Nghị định 05/1999/NĐ-CP chỉ rõ, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:
– CMND hết thời hạn sử dụng;
– CMND hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Việc sử dụng CMND trong các trường hợp là không hợp lý và cần làm thủ tục đổi sang Căn cước công dân gắn chip.
Điều kiện cấp mới Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
a) Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
b) Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân bao gồm:
- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ
- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam
- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân
d) Chưa được cấp Chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ và giấy Chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 09/8/1976 của Hội đồng Chính phủ.
Điều kiện cấp đổi lại chứng minh nhân dân/căn cước công dân
Theo điều 5 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp phải làm thủ tục cấp đổi lại chứng minh nhân dân:
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Ngoài ra không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân.
Có thể bạn quan tâm:
- Khi nào phải đi làm lại chứng minh nhân dân?
- Theo quy định muốn làm căn cước công dân ở tỉnh khác được không?
- Thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân qua Căn cước công dân
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những trường hợp bị cấm dùng Chứng minh nhân dân bao gồm?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Nói về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Về hình dáng, màu sắc, nội dung in trên thẻ CCCD cơ bản giống CMND loại 12 số. Tuy nhiên, về nội dung thẻ CCCD có 19 mục, trong khi CMND có 20 mục, bỏ phần “Họ và tên gọi khác”. Thẻ CCCD không có phần khai “Dân tộc”, nhưng có thêm mục “Quốc tịch”. Dấu in trên CMND là con dấu của Bộ Công an, nhưng trên thẻ CCCD là hình Quốc huy. Một điểm khác nhau nữa là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.
– Bị người khác lấy CMND CCCD để đi vay tiền online trên app
– Rủi ro bị người khác dùng CMND đăng ký thuê bao trả sau
– Có thể bị dùng ảnh CMND CCCD đăng ký mã số thuế ảo