Xin chào Luật sư X, em trai tôi năm nay 20 tuổi, do một vụ tai nạn lúc nhỏ làm cho đầu bị chấn thương nặng nên để lại di chứng là chứng bệnh tâm thần không thể chữa khỏi. Mới đây vài ngày, trong một lần lên cơn em tôi đã ném dao lên một người đàn ông sống gần nhà kiến ông không may qua đời. Vậy trường hợp này em tôi có phải chiu trách nhiệm hình sự không? Luật về trách nhiệm pháp lý khi người bị tâm thần phạm tội là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Người tâm thần được hiểu là gì?
Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015 người bị tâm thần thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?
Hiện nay, có những vụ giết người; đánh nhau; đâm nhau nhưng khi kiểm tra thì người phạm tội có hồ sơ chuẩn đoán bị bệnh tâm thần. Việc người bị bệnh tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác và xã hội làm cho nhiều người hoang mang. Pháp luật cần đưa ra những biện pháp cụ thể để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực; trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn:
- Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;
- Không có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi; hoặc tuy có khả năng nhận thức hành vi nhưng không có năng lực điều khiển hành vi đó.
Theo quy định trên của pháp luật; người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi và mất năng lực trách nhiệm hình sự
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tâm thần phạm tội?
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc; cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi giết người. Căn cứ vào kết luận giám định; cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi giết người.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội họ có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.
Trong trường hợp Hội đồng y khoa cấp có thẩm quyền kết luận giám định họ bị mất năng lực hành vi thì họ sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với trách nhiệm dân sự, người đại diện hợp pháp của người tâm thần sẽ phải thay người phạm tội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho nạn nhân; gia đình của nạn nhân.
Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần gây ra
Trách nhiệm bồi thường như nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
- Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Theo các quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại sẽ là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại về tài sản gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Căn cứ Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Căn cứ Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Như vậy, người bị thiệt hại có thể khởi kiện đối với người giám hộ của người bị tâm thần.
Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường được xác định như sau:
Bước 1: Xác định tòa án có thẩm quyền và gửi đơn khởi kiện đòi bồi thường
Bước 2: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Bước 3: Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện.
Bước 4: Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng thuê nhà có công chứng mới 2022
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam như thế nào?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật về trách nhiệm pháp lý khi người tâm thần phạm tội“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định dịch vụ thám tử mạng; lấy giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực” thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Kèm theo đơn yêu cầu phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Khi họ thực hiện hành vi phạm tội, VKS hoặc Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, tùy vào thời điểm nào người phạm tội bị tâm thần thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 586, Bộ luật Dân sự 2015 thì khi bị người tâm thần “đánh” gây thương tích gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
Nếu người giám hộ cho người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.