Luật tố tụng dân sự là thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực pháp luật. Đây là ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định chi tiết hơn nội dung nêu trên tại bài viết “Luật to tụng dân sự là gì? Tìm hiểu về luật Tố tụng dân sự” dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Luật to tụng dân sự là gì?
Trong khoa học pháp lý, tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Luật Tố tụng Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự.
Luật Tố tụng Dân sự có đối tượng rất rộng. Đó chính là quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Theo đó có thể chia thành các loại quan hệ gồm:
– Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
– Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
– Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng. Và Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự phụ thuộc bào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh. Do đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự cơ bản là quan hệ giữa các cơ quan nhà nước như tòa án, viên kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ án như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,…. nên Luật Tố tụng Dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Phương pháp mệnh lệnh được thể hiện ở chỗ các chủ thể khác đều phải phục tùng tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự. Các quyết định của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự có giá trị bắt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện.
Với đặc thì giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, nên các đương sự trong các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia các quan hệ đó. Để đảm bảo quyền tự quyết định đó, phương pháp định đoạt chính là phương pháp điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng của Luật Tố tụng Dân sự.
Nguyên tắc đặc thù của Luật Tố tụng Dân sự.
Nguyên tắc của mỗi ngành luật luôn được coi là kim chỉ nam cho chính ngành luật đó, là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoạt động xây dựng cũng như thực hiện pháp luật của đều phải tuân thủ các nguyên tắc này. Luật Tố tụng Dân sự cũng vậy, nguyên tắc của Luật Tố tụng Dân sự có thể chia thành các nhóm chính như: Các nguyên tắc thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự;
Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của tòa án; Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự; Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;… Trong đó, các nguyên tắc đặc thù của Luật Tố tụng Dân sự có thể kể đến như:
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
Nguyên tắc quyền tự định đoạt là một trong những nguyên tắc quan trọng của luật tố tụng hình sự. Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Tại Điều 5 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Tại Điều 6 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng trong Tố tụng dân sự. Nguyên tắc xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc hòa giải vụ việc dân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở tự nguyện (tự nguyện tham gia hòa giải, tự nguyện về nội dung hòa thỏa thuận), nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”
Có thể bạn quan tâm
- Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
- Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
- Thời hiệu thừa kế theo Bộ Luật dân sự 2015
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật to tụng dân sự là gì? Tìm hiểu về luật Tố tụng dân sự”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều).
– Chủ thể: một bên là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và một bên là các đương sự tham gia tố tụng.
– Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
– Cách thức giải quyết quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: là việc tòa án thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu và thực hiện các trình tự thủ tục tố tụng theo quy định.