Tình trạng pháp lý
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được Quốc Hội ban hành vào ngày 24/11/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Số hiệu: | 62/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2015 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1167 đến 1168 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Điểm mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân không theo 3 cấp như trước đây mà được tổ chức thành 4 cấp gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (cấp huyện và tương đương).
Hệ thống TAND có thêm cấp trung gian giữa trung ương và địa phương là TAND cấp cao. Đây là điểm thay đổi lớn nhất về cơ cấu tổ chức của hệ thống TAND hiện nay so với các thời kỳ trước đây. Mặt khác, đây cũng là sự khác biệt nếu so sánh với các cơ quan khác trong hệ thống nhà nước thường tổ chức kiểu truyền thống theo các cấp chính quyền.
Đưa vào Luật nội dung Thư ký Tòa án gồm các ngạch: thư ký viên, thư ký viên chính, thư ký viên cao cấp.
Tương tự, Thẩm tra viên cũng được phân thành ba ngạch: thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp.
Nhiệm kỳ đầu của thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm vào ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Ngạch thẩm phán gồm: Thẩm phán TAND tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp, thẩm phán sơ cấp.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Câu hỏi thường gặp
Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; quy định về Thẩm phán, về Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm các hoạt động của Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác