Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021. Luật quy định bổ sung điều kiện để trở thành đại biểu Quốc hội.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 65/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 19/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 | |
Ngày công báo: | 24/07/2020 | Số công báo: | Từ số 715 đến số 716 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định mới điều kiện để trở thành đại biểu Quốc hội như sau:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (quy định mới được bổ sung);
+ Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; Có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
+ Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội;
+ Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm;
+ Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Như vậy, đại biểu Quốc hội cần đáp ứng đủ và ghi nhớ những tiêu chuẩn trên khi là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Xem và tải ngay Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 23 Luật tổ chức quốc hội quy định: Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.