Theo Tổng cục Thủy sản, Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019 với nhiều điểm mới, được đánh giá là “bước ngoặt” đối với ngành thủy sản nước ta, nhằm chuyển hướng từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm. Để giúp ngư dân nắm vững và chấp hành tốt các quy định trong Luật, Chi cục Thủy sản cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân đặc biết là xử lý kịp thời các đối tượng khai thác thủy sản bằng sử dụng điện, ngư cụ cấm đã làm nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Tình trạng pháp lý của Luật Thủy sản 2017
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc Hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 28/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1059 đến số 1060 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Luật Thủy sản 2017
Nội dung chính của Luật Thủy sản 2017
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản. Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục thành lập công ty sản xuất hàng thủy sản
- Thủ tục thành lập công ty nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Luật Thủy sản 2017: Luật số 18/2017/QH14 của Quốc hội. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Điều 78 của Luật này;
2. Đã thành lập tổ chức quản lý cảng cá;
3. Có phương án khai thác, sử dụng cảng cá.
Theo Điều 4 Luật Thủy sản quy định nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 72 Luật Thủy sản 2017. Tàu cá bị xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;
2. Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;
3. Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;
4. Theo đề nghị của chủ tàu cá.
1. Ngân sách nhà nước.
2. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
3. Quỹ cộng đồng.
4. Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.