Thuế là một nghĩa vụ bắt buộc đối với những chủ thể phải nộp các loại thuế khác nhau theo quy định của pháp luật. Thuế nói chung có nhiều vai trò khác nhau, trong nền kinh tế vĩ mô, nhà nước có thể dùng thuế làm công cụ để điều tiết sản xuất. Có nhiều loại thuế theo quy định như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,… Mặt khác, tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người, đôi khi nó cũng có thể là một yếu tố khá nhạy cảm. Cần phải có những chiến lược cũng như kế hoạch sử dụng tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững. Luật thuế tài nguyên được ban hành nhằm bảo đảm điều này. Vậy thuế tài nguyên là gì? Luật thuế tài nguyên mới nhất có nội dung như thế nào? Nội dung đáng chú ý của Luật thuế tài nguyên năm 2009 ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nội dung cụ thể qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 45/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 25/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 | |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thuế tài nguyên là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm thuế tài nguyên. Tuy nhiên, thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009, đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm:
– Khoáng sản kim loại.
– Khoáng sản không kim loại.
– Dầu thô (là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuấ).
– Khí thiên nhiên, khí than, cụ thể:
Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.
Khí than là hydrocarbon, thành phần chính là methane ở thể khí hoặc lỏng, được chứa trong các vỉa than hoặc trong các vỉa chứa lân cận.
– Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
– Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
– Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.
Nước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường thì xử lý theo quy định.
– Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
– Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Người nộp thuế tài nguyên
Theo Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009 quy định về người nộp thuế tài nguyên như sau:
– Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
– Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
+ Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Căn cứ tính thuế tài nguyên
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất theo Điều 4 Luật Thuế tài nguyên 2009.
Trong đó, sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất được quy định từ Điều 5 đến Điều 7 Luật Thuế tài nguyên 2009 như sau:
Sản lượng tài nguyên tính thuế
– Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
– Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
– Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
– Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
– Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
– Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.
Giá tính thuế tài nguyên
– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
+ Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định;
+ Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
– Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định;
+ Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
+ Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.
– UBND cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.
Thuế suất thuế tài nguyên
Số thứ tự | Nhóm, loại tài nguyên | Thuế suất(%) |
I | Khoáng sản kim loại | |
1 | Sắt, măng-gan (mangan) | 7 – 20 |
2 | Ti-tan (titan) | 7 – 20 |
3 | Vàng | 9 – 25 |
4 | Đất hiếm | 12 – 25 |
5 | Bạch kim, bạc, thiếc | 7 – 25 |
6 | Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) | 7 – 25 |
7 | Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken) | 7 – 25 |
8 | Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) | 7 – 25 |
9 | Khoáng sản kim loại khác | 5 – 25 |
II | Khoáng sản không kim loại | |
1 | Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình | 3 – 10 |
2 | Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh | 5 – 15 |
3 | Đất làm gạch | 5 – 15 |
4 | Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa | 7 – 20 |
5 | Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) | 7 – 20 |
6 | Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh | 7 – 15 |
7 | Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng | 5 – 15 |
8 | A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) | 3 – 10 |
9 | Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò | 4 – 20 |
10 | Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên | 6 – 20 |
11 | Than nâu, than mỡ | 6 – 20 |
12 | Than khác | 4 – 20 |
13 | Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) | 16 – 30 |
14 | E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen | 16 – 30 |
15 | Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) | 12 – 25 |
16 | Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) | 12 – 25 |
17 | Khoáng sản không kim loại khác | 4 – 25 |
III | Dầu thô | 6 – 40 |
IV | Khí thiên nhiên, khí than | 1 – 30 |
V | Sản phẩm của rừng tự nhiên | |
1 | Gỗ nhóm I | 25 – 35 |
2 | Gỗ nhóm II | 20 – 30 |
3 | Gỗ nhóm III, IV | 15 – 20 |
4 | Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác | 10 – 15 |
5 | Cành, ngọn, gốc, rễ | 10 – 20 |
6 | Củi | 1 – 5 |
7 | Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô | 10 – 15 |
8 | Trầm hương, kỳ nam | 25 – 30 |
9 | Hồi, quế, sa nhân, thảo quả | 10 – 15 |
10 | Sản phẩm khác của rừng tự nhiên | 5 – 15 |
VI | Hải sản tự nhiên | |
1 | Ngọc trai, bào ngư, hải sâm | 6 – 10 |
2 | Hải sản tự nhiên khác | 1 – 5 |
VII | Nước thiên nhiên | |
1 | Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp | 8 – 10 |
2 | Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện | 2 – 5 |
3 | Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này | |
3.1 | Nước mặt | 1 – 3 |
3.2 | Nước dưới đất | 3 – 8 |
VIII | Yến sào thiên nhiên | 10 – 20 |
IX | Tài nguyên khác | 1 – 20 |
Ngoài ra, thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.
Luật thuế tài nguyên mới nhất
Xem và tải Luật thuế tài nguyên mới nhất tại đây.
Nội dung đáng chú ý của Luật thuế tài nguyên năm 2009
Luật thuế tài nguyên năm 2009 quy định những trường hợp được miễn, giảm thuế như sau;
+ Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
+ Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.
+ Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
+ Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
+ Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
+ Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
+ Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật thuế tài nguyên mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường đều là loại thuế gián thu, được thu gián thu, đây là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế, họ chỉ thực hiện thay cho nghĩa vụ của người tiêu dùng. Tức là thu thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian khác, thông thường là những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thu từ những người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
– Đối tượng chịu thuế cho cả hai loại thuế này đều là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…mà có tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.
– Tính lợi ích: Cả hai loại thuế này đều không liên quan hay ảnh hưởng gì đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của đến những người nộp thuế.
– Tính ổn định: Đều mang tính ổn định lâu dài, khó thay đổi.
– Chủ thể có quyền thu thuế: Đều là cơ quan thuế có thẩm quyền.
Thuế tài nguyên có 04 đặc điểm chính sau:
– Là một khoản thu của ngân sách Nhà nước đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý.
– Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.
– Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.
– Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng.
– Tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước
– Góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia