Thưa luật sư, tôi có câu hỏi như sau về việc phân chia di sản thừa kế ạ. Gia đình tôi có 1 mảnh đất đứng tên bố mẹ tôi tuy nhiên bố tôi đã mất vào năm 2002. Khi mất không để lại di chúc gì. Hiện tại mẹ muốn sang tên mảnh đất đó cho tôi tuy nhiên ông bà nội tôi không đồng ý và tôi cũng không có cách nào thương lượng được với ông bà. Hiện tại tôi muốn nhận lại phần di sản của bố để lại cho 2 mẹ con thì tôi phải làm gì? Tôi rất mong được luật sư hướng dẫn và giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn ạ!
Khi một người mất đi mà không để lại di chúc thì việc phân chia tài sản của họ sẽ được giải quyết ra sao, các vấn đề liên quan xung quanh sẽ giải quyết như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, Luật sư X xin đưa ra các căn cứ cũng như quy định về vấn đề này để bạn đọc có thêm thông tin, kiến thức pháp luật về vấn đề này.
Quy định về quyền thừa kế không có di chúc
Di chúc được xem là một bản cam kết, đại diện cho quyền định đoạt tài sản của người sở hữu. Pháp luật nước ta đã sớm ban hành nhiều khoản luật về vấn đề lập di chúc và quyền thừa kế theo di chúc đó. Người lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế theo mong muốn của mình.
Trong trường hợp không có di chúc và người thân gia đình xảy ra tranh chấp khi phân chia tài sản. Gia đình cần liên hệ pháp luật theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về luật thừa kế tài sản không có di chúc.
Như vậy, bất kể phần tài sản có di chúc hoặc không có di chúc đều được phân chia tuân theo quy định của pháp luật. Nhà nước ban hành các khoản luật về điều kiện và trình tự thừa kế nghiêm ngặt. Người thừa kế tài sản không có di chúc do người chết để lại bao gồm các đối tượng như sau:
- Đối tượng thừa kế ưu tiên: vợ, chồng, bố ruột, mẹ ruột, con ruột, bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết để lại tài sản.
- Đối tượng thừa kế tiếp theo: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết để lại tài sản.
- Đối tượng thừa kế sau cùng: cụ nội, cụ ngoại, bác chú cậu cô dì ruột, cháu ruột của người đã chết để lại tài sản.
Theo quy định trên, những đối tượng nằm trong một nhóm được hưởng quyền thừa kế ngang bằng nhau. Những nhóm sau được hưởng thừa kế khi các đối tượng trong nhóm trước đã mất hoặc không thể thừa kế tài sản.
Quyền phân chia theo luật thừa kế không có di chúc 2020
Khi di chúc bị vô hiệu hoặc không có di chúc thì quy trình phân chia tài sản theo pháp luật sẽ diễn ra. Trình tự phân chia di sản phụ thuộc vào hàng thừa kế, điều kiện, quan hệ thừa kế. Cụ thể hơn, pháp luật đưa ra mọi quy định về quyền hưởng, số lượng tài sản của mỗi người. Căn cứ vào quan hệ nhân thân, những người gần gũi hoặc không thân thích với người đã mất nhận được phần tài sản khác nhau.
Để áp dụng luật thừa kế tài sản không có di chúc, từng thành viên thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản. Đối với các loại tài sản đất đai, nhà cửa cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Trình bày đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người mất đã để lại tài sản.
Quyền được hưởng thừa kế không diễn ra đồng thời cùng lúc cho tất cả thành viên trong diện được thừa kế theo quy định của pháp luật. Các thành viên sau khi được phân chia vào diện được hưởng thừa kế và việc phân chia tài sản tiến hành dựa trên quy định pháp luật. Nguyên tắc được thực hiện bao gồm: Tài sản được chia trước và chia toàn bộ cho nhóm đối tượng thừa kế ưu tiên hàng thứ nhất. Nếu không có ai hưởng tài sản ở nhóm thứ nhất thì đối tượng tiếp theo được hưởng là nhóm thứ hai. Theo đó, những đối tượng ở nhóm thứ hai có thể đã mất hoặc mất cùng thời điểm với người mất để lại tài sản thì quyền thừa kế tài sản không di chúc được trao lại cho nhóm đối tượng cuối cùng.
Điều kiện nhận tài sản thừa kế không có di chúc
Đối tượng thừa kế đáp ứng đủ điều kiện tiến hành luật thừa kế tài sản không có di chúc theo quy trình pháp luật đưa ra. Cụ thể, người thừa kế cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ dưới đây:
- Văn bản trình bày thỏa thuận đồng ý quyền phân chia tài sản thừa kế có xác nhận của các thành viên đồng thừa kế trong gia đình.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người mất để lại tài sản, bao gồm: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất.
- Giấy chứng tử của người đã mất để lại tài sản, giấy chứng minh mối quan hệ của người mất để lại tài sản đối với các đối tượng người thân có quyền hưởng thừa kế.
- Hồ sơ, giấy tờ tùy thân của người được hưởng quyền thừa kế tài sản, bao gồm: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn.
Khi kết thúc quá trình phân chia tài sản không di chúc thành công. Người thừa kế được phân chia tài sản đất đai, nhà cửa cần tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là thủ tục đảm bảo khả năng hợp thức hóa quyền sở người của người thừa kế đối với tài sản được nhận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Luật thừa kế không có di chúc 2020”.
Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm dừng công ty; giải thể công ty, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; giấy ủy quyền xác nhận độc thân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Lập di chúc tại văn phòng công chứng như thế nào?
- Mẫu viết di chúc thừa kế đất đai mới năm 2022
- Mẫu di chúc chung của vợ chồng mới
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc được coi là không có di chúc
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp
Quá trình và thủ tục giải quyết tranh chấp của trường hợp này khá tương đồng với giải quyết tranh chấp bình thường. Nhưng cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng tại điều 203 của luật Đất đai như sau (nếu tranh chấp tài sản là đất đai):
– Tranh chấp về đất khi đương sự có giấy chứng nhận và tranh chấp tài sản có trên mảnh đất thì sẽ do tòa giải quyết;
– Tranh chấp về đất mà đương sự không có giấy chứng nhận thì chỉ được lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
+ Nộp mẫu đơn để yêu cầu giải quyết tranh chấp tại ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
+ Khởi kiện tại tòa đúng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa các anh/chị/em trong gia đình.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đứng tên người để lại di sản.
Giấy tờ tùy thân của người nhận di sản. Trong đó có hộ chiếu/CMND của anh/chị/em trong gia đình.
Giấy chứng tử của người để để lại di sản (đã mất).
Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và những người được hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật thừa kế không có di chúc. (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).
Các loại giấy tờ khác như: giấy khai sinh của anh/chị/em trong gia đình.