Khoản 3 điều 19, Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu không tố giác thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do thân chủ đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Luật sư không tố giác thân chủ có bị xử phạt không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
“Điều tra tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan điều tra. Luật sư với trách nhiệm người bào chữa và trách nhiệm công dân phải ứng xử thế nào? Nếu Luật sư tố giác tội phạm thì chính thân chủ đó có mời luật sư nữa không? Xã hội có tẩy chay nghề luật sư không? Chưa bảo vệ được gì đã đi tố giác rồi thì không biết nghề luật sư có điều kiện tồn tại hay không. Tôi khẳng định niềm tin của khách hàng và xã hội vào nghề luật sư sẽ mất dần và sẽ bị thui chột”. – Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tố giác tội phạm là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này. Có thể khái quát tố giác tội phạm là việc một cá nhân có danh tính, địa chỉ được xác thực một cách rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi có dấu hiệu tội phạm mà người cá nhân đó phát hiện được. Tố giác là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Nó khởi phát từ khi cá nhân đó phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Việc tố giác có thể được thực hiện bằng 2 cách:
- Cách thứ nhất: tố giác bằng lời nói khi tới cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, UBND các cấp,…. để trình báo.
- Cách thứ hai: tố giác bằng văn bản và gửi tới cho các cơ quan nêu trên.
Bên cạnh đó, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính; hoặc hình sự tùy theo tính chất; mức độ gây thiệt hại của hành vi tố giác sai, vu khống đó.
Trường hợp nào luật sư phải tố giác thân chủ?
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Luật sư được “giới hạn” tố giác tội phạm là thân chủ giống như người thân của người phạm tội. Theo đó (Điều 19), người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 19) trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Điều đó có nghĩa, luật sư phải tố giác tội phạm đối với thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm…
Các tội mà luật sư phải tố giác thân chủ của mình
Luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu không tố giác thân chủ của mình trong trường hợp thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do thân chủ đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà Luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
– Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)
– Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)
– Tội gián điệp (Điều 110)
– Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)
– Tội bạo loạn (Điều 112)
– Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)
– Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)
– Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115)
– Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)
– Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)
– Tội phá rối an ninh (Điều 118)
– Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)
– Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)
– Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)
…
Như vậy, nếu trong trường hợp thân chủ vi phạm vào các tội danh nêu trên. Nếu luật sư biết rõ hành vi vi phạm đó thì phải tố giác tội phạm về hành vi vi phạm. Cho dù là thân chủ mà mình đang thực hiện việc bào chữa.
Luật sư không tố giác thân chủ của mình có phạm tội không?
Trường hợp luật sư biết rõ khi thực hiện việc bào chữa nhưng không tố giác thân chủ các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Việt Nam còn quy định. Trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động ngăn người đó; hoặc hạn chế tác hại tội thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt (khoản 2 Điều 390 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Đây là quy định nhằm khuyến khích người dân phối hợp với cơ quan nhà nước hạn chế hậu quả; cũng như khuyên người phạm tội ra đầu thú, tự thú. Góp phần trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của đất nước. Đồng thời để giảm mức hình phạt, là căn cứ giảm nhẹ khung phạt cần lưu ý.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Luật sư không tố giác thân chủ có bị xử phạt không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Cũng như hành vi che giấu tội phạm. Hành vi không tố giác tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm. Bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.
Tùy trường hợp quy định cụ thể. Người không tố giác tội phạm là bố mẹ; mà cả ông bà, anh chị em ruột, vợ chồng biết người thân phạm tội; nhưng không tác giác; sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp người thân đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia.
– Che giấu có nghĩa là hành vi thực hiện sau khi người này phạm tội; bằng cách xóa dấu vết, tang vật, cản trở điều tra.
– Không tố giác là hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; mà không tố giác.
Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý. Những người thực hiện hành vi che giấu; hay không tố giác hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.