Luật sư là một trong những thành phần không thể thiếu nếu như bạn muốn thắng được các vụ án, các vụ kiện cáo. Công việc chính của Luật sư lúc này là bào chữa cho bị cáo. Vậy Luật sư bào chữa là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Quy định chung về người bào chữa
Khái niệm “người bào chữa” lần đầu tiên được ghỉ nhận trong Sắc lệnh quy định tổ chức các đoàn luật sư ngày 10.10.1945. Nhưng Sắc lệnh này chỉ quy định cho luật sư quyền bào chữa và các điều kiện trở thành luật sư mà chưa quy định cho những người khác cũng có quyển bào chữa. Kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được bổ sung, sửa đổi năm 2000 và được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản thành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, quy định rõ địa vị pháp lí của người bào chữa, Theo đó, người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời ng bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoạc Toà án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ.
Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa được thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trườn Viện kiểm sát, Chánh án Toà án hoặc Hội đồng xe; xử cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Một ngưy, bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng một vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Một bị can, bị cáo có thể nhà một, hai hay nhiều luật sư bào chữa cho mình, Người đã tiến hành tố tụng một vụ án hoặc là người thân thích của những người này hoặc đã tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án thì không được bào chữa trong vụ án đó nữa. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được Điều tra viên đồng ý thì được hỏi cung bị can và có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tam giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra; có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên toà; khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lÍ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhiệm nếu không có lí do chính đáng: không được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ.
Những người không được bào chữa
– Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó: Người đã tiến hành tố tụng có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ trên cả hai phương diện buộc tội và gỡ tội. Người bào chữa tham gia tố tụng để gỡ tội cho người bị buộc tội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Người đã tiến hành tố tụng không được là người bào chữa trong cùng một vụ án và họ không thể đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm chứng minh vụ án và nghĩa vụ bào chữa. Người thân thích của những người đã hoặc đang tiến hành tố tụng không được là người bào chữa trong vụ án đó vì việc họ tham gia bào chữa trong vụ án có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự khách quan trong việc giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng là người thân thích của họ.
– Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật: Những người này phải thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực, không chỉ theo hướng gỡ tội cho bị can, bị cáo. Vì vậy, họ không thể đồng thời là người bào chữa trong cùng một vụ án.
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi
– Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ Luật tố tụng hình sự):Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định.
– Quyền bào chữa của Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (Điều 58 Bộ Luật tố tụng hình sự), Người bị tạm giữ(Điều 59 Bộ Luật tố tụng hình sự), Bị can(Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự), Bị cáo (Điều 61 Bộ Luật tố tụng hình sự): Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
– Quyền bảo vệ của Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố(Điều 57 Bộ Luật tố tụng hình sự), có thể Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam):Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự; Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
– Lựa chọn người bào chữa (Điều 75, Điều 422 Bộ Luật tố tụng hình sự):Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
+ Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
+ Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Chỉ định người bào chữa (Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự):Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
+ Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
+ Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
* Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp trên:(a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; (b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; (c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
– Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa (Điều 77 Bộ Luật tố tụng hình sự):
+ Những người có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa: (a) Người bị buộc tội; (b) Người đại diện của người bị buộc tội; (c) Người thân thích của người bị buộc tội.
+ Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự)
+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
– Gặp thân nhân, người bào chữa: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên. (Điều 34 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam)
– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; người bị tố giác, kiến nghị khởi tốđược giải thích, thông báo quyền nhờ người bào chữa và được hỗ trợ thủ tục nhờ người bào chữa (Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 8 Thông tư 46/2019/TT-BCA của Bộ Công an ngày 10/10/2019)
+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
+ Việc chuyển đơn yêu cầu người bào chữa của cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan này hoặc gửi qua đường bưu chính. Nếu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.
+ Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có nhờ người bào chữa hay không và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Nếu họ có yêu cầu nhờ người bào chữa thì Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào. Trường hợp họ không nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.
+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Việc chuyển đơn được thực hiện qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nếu người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích có nhu cầu nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan này và có ký nhận tại sổ giao nhận công văn, tài liệu.
+ Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
Luật sư bào chữa là gì?
Luật sư bào chữa hay bào chữa viên người có kiến thức chuyên sâu pháp luật, có bằng cấp, giấy chứng nhận luật sư và kinh nghiệm hoạt động tố tụng và thay mặt để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình trong việc đòi lại quyền lợi hay giảm trách nhiệm hình sự…
Việc thuê luật sư bào chữa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm đem lại lợi thế rất nhiều cho thân chủ trong các vụ án tố tụng hay các vụ án dân sự, hình sự. Giúp thân chủ đòi lại những quyền lợi đã mất và dùng những lời lẽ, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với những tình tiết chứng cứ nhầm giảm hình phạt liên quan đến với thân chủ của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thù lao luật sư trong vụ án dân sự
- Cách tính thù lao của luật sư
- Vai trò của luật sư trong thương lượng
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Nghề luật sư có giàu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Luật sư bào chữa là gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đơn xác nhận độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục bản án ly hôn online, đăng ký làm lại giấy khai sinh online, cấp bản sao trích lục hộ tịch hồ sơ trích lục bản đồ địa chính,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bào chữa là việc dùng lí lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.
Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.
Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lí, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Theo quy định pháp luật hiện hành, thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can. Đối với trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.