Quy hoạch đô thị luôn là vấn đề được khá nhiều người dân quan tâm trong những khoảng thời gian gần đây. Việc quy hoạch đô thị không chỉ giúp thay đổi bộ mặt của địa phương của quốc gia mà còn giúp nhiều người đầu tư và có lời hợp pháp trên hoạt động này. Để có thể đảm bảo việc quy hoạch đô thịu luôn được chú trọng cũng như những quy định về quy hoạch đô thị phải bám sát với thực tiễn thi hành cũng như mang lại những lợi ích cao thì việc làm sao để xây dựng quy hoạch đô thị cũng như những quy định về quy hoạch đô thị là rất quan trọng. Vậy những điểm sáng trong quy hoạch đô thị theo luật quy hoạch đô thị 2023 là gì? Mời bạn thạm khảo bài viết “Luật quy hoạch đô thị 2023 quy định như thế nào?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật quy hoạch đô thị
Thế nào là đô thị?
Nhiều người thường sử dụng từ đô thị nhưng không hiểu ý nghĩ thực chất của cụm từ này là gì. Đô thị là những khu vực đông dân cư, nhưng khu vực sầm uất có mật độ người lớn. Những khu vực này chủ yếu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phi nông nghiệp và có sự đầu tư, chăm chút về hệ thống nhà ở, đường xá cũng như những công trình công cộng. Hiện nay đất nước ta đã có rất nhiều các khu đô thị khác nhau để phục vụ cho đời sống của người dân cũng như là sự phát triển toàn diện của đất nước. Mỗi khu đô thị lại có một nét riêng, mang bản sắc vùng miền và con người của từng khu vực.
Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị thì đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản:
1) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
2) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;
3) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;
4) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
5) Mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
+ Chức năng đô thị là trung tâm tổng họp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
+ Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
+ Mật độ dân số phù họp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
+ Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật:
+ Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
+ Hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
+ Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
Cách phân loại đô thị theo Luật quy hoạch đô thị 2023
Đô thị là cụm từ chì trung và được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Hiện nay thì đô thị được chi thành 6 loai cơ bản có những đặc tính khác nhau. Đầu tiên là khu đô thị đặc biệt với những chức năng là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị của đất nước. Những đô thị này sẽ giúp đất nước có động lực phát triển cũng như có điều kiện kết nối với những doanh nghiệp nước ngoài do giao thương thuận tiện. Khu đô thị này có thê kể đến hai thành phố lớn của nước ta hiện nay là thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những thành phố tiêu biểu cho loại hình đô thị đặc biệt.
Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:
1) Đô thị loại đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;
2) Đô thị loại I, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km? trở lên;
3) Đô thị loại II, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; quy mô dân số từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km? trở lên;
4) Đô thị loại III, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km” trở lên;
5) Đô thị loại IV, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km trở lên.
Đô thị loại V, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km? trở lên.
Căn cứ vào các tiêu chí trên đây thì đô thị ở nước ta được xác định và phân loại như sau: các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các ành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V.
Luật quy hoạch đô thị 2023 quy định như thế nào?
Luật quy hoạch đô thị được sửa đổi năm 2023 nhìn chung vẫn giữ lại những quy định cơ bản của Luật quy hoạch đô thị những năm trước nhưng có một vài điểm mới về quy hoạch đô thị mà chúng ta cũng nên lưu ý. Thứ nhất là những tiêu chí đã được cập nhật lại phù hợp với tình hình của nước ta hiện nay. Khi có quy hoạch đô thị thì việc quy hoạch này nên đáp ứng được những điều kiện về việc phân bổ, khoanh vùng cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế, xã hội. Không đánh đổi môi trường lấy những điều kiện để phát triển quy hoạch cần cân bằng những điều này để có được quyết định quy hoạch đúng và đủ.
– Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ, khoanh vùng đất theo không gian sử dụng nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, môi trường, biến đổi khí hậu. Các nhu cầu sử dụng đất trong ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH, đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định.
– Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với kế hoạch sử dụng đất giúp xác định các biện pháp, thời gian sử dụng đất theo quy hoạch.
– Đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đạt những mục tiêu nhất định phù hợp với quy định của nhà nước
Nội dung quy hoạch quốc gia
– Tại Điều 22: Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc tổ chức sắp xếp, phân bố lại không gian cho hoạt động: kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường,…
– Tại Điều 23: Quy hoạch biển quốc gia là việc phân vùng, tổ chức không gian ngành đối với đất ở ven biển, đảo và quần đảo, biển và vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam.
– Tại Điều 24: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là việc phân bố và tổ chức không gian sử dụng đất quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực liên vùng, tỉnh
– Tại điều 25: Quy hoạch ngành quốc gia là việc định hướng phát triển, tổ chức, phân bố lại không gia. Phân bổ nguồn lực cho các ngành thuộc tính liên ngành, liên tỉnh. Và quy hoạch bảo vệ môi trường, tài nguyên quốc gia.
Nội dung quy hoạch vùng
– Phân tích, đánh giá thực trạng, quan điểm mục tiêu phương hướng phát triển và giải pháp theo từng vùng
– Đưa ra kế hoạch định hướng, phát triển, sắp xếp không gian, phân bổ nguồn lực các hoạt động KT-XH, An ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Nội dung quy hoạch tỉnh
– Hoạt động triển khai các dự án cấp quốc gia đã được xác định quy hoạch
– Các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã xác định ở quy hoạch vùng
– Định hướng phát triển, sắp xếp không gian, phân bổ các hoạt động KT-XH, an ninh quốc phòng, môi trường cấp tỉnh, huyện. Và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
Nội dung luật quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
– Nội dung này sẽ bao gồm việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn.
– Việc quy hoạch đô thị và nông thôn hiện đang thực hiện theo văn bản hướng dẫn Nguyên lý quy hoạch đô thị và luật xây dựng năm 2014 sửa đổi.
– Việc công bố, công khai quy hoạch đô thị, nông thôn sẽ làm theo nghị định hướng dẫn của luật quy hoạch 2017 và luật quy hoạch đô thị và xây dựng.
Mời bạn xem thêm
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng 2023
- Hồ sơ xin giao đất gồm những gì?
- Những công việc cho người chưa đủ 18 tuổi được làm?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật quy hoạch đô thị 2023 quy định như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ về tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Việc công bố thông tin quy hoạch đất đều phải thực hiện theo luật. Điều này sẽ nhằm làm hạn chế tối đa các tiêu cực trong quy hoạch. Cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của những người có liên quan.
– Không công bố, công bố, công bố không đầy đủ thông tin quy hoạch. Hoặc từ chối cung cấp thông tin quy hoạch nếu không thuộc thông tin mật của nhà nước.
– Không được hoặc cố ý cung cấp sai thông tin quy hoạch
– Không làm giả, hủy hoại hay làm sai lệch hồ sơ, tài liệu về quy hoạch đất đai
– Đảm bảo tuân thủ, liên tục, kế thừa, ổn định trong quy hoạch đất đai
– Có sự thống nhất, đồng bộ các chiến lược quy hoạch trong ngành, lãnh thổ…
– Công khai quy hoạch, đảm bảo có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các cá nhân, hài hòa lợi ích quốc gia, vùng, địa phương và người dân. Đàm bảo tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch