Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu lực từ ngày 01/07/2021. Luật với nhiều điểm mới nổi bật về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 60/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 17/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 | |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 711 đến số 712 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 với nhiều điểm mới nổi bật về bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp. Như sửa đổi quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai khi đầu tư xây dựng một số dự án, công trình…
- Cụ thể, bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang:
+ Khu đô thị;
+ Điểm du lịch, khu du lịch;
+ Khu công nghiệp;
+ Điểm dân cư nông thôn;
+ Công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng nêu trên phải bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai như sau:
+ Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.
Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình, nhà ở áp dụng tiêu chuẩn có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai…
Xem và tải ngay Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan
Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;
+ Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
+ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
+ Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
+ Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.