Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2013, có hiệu lực từ ngày 01/05/2014. Luật này thay thế cho Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão năm 1993 (sửa đổi năm 2000).
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 33/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 19/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2014 | |
Ngày công báo: | 13/07/2013 | Số công báo: | Từ số 407 đến số 408 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Luật Phòng, chống thiên tai 2013
Từ ngày 01/5/2014, Luật phòng chống thiên tai 2013 sẽ có hiệu lực, với một số quy định mới đáng chú ý như sau:
+ Tổ chức kinh tế (kể cả trong và ngoài nước) tại địa bàn; công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến hết tuổi lao động có nghĩa vụ đóng góp bắt buộc vào Quỹ phòng chống thiên tai tại địa phương.
+ Người tham gia ứng phó thiên tai nếu bị thương, bị chết được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sỹ.
+ Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện tại địa bàn mình quản lý để ứng phó thiên tai, cứu trợ khẩn cấp.
Tất cả tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định huy động này và sẽ được hoàn trả vật tư phương tiện, nhận tiền công lao động sau khi tham gia ứng phó thiên tai.
+ Phân định rõ đối tượng được cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và dài hạn.
Xem và tải ngay Luật Phòng, chống thiên tai 2013
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai bao gồm:
+ Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
+ Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
+ Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
+ Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
+ Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
+ Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.