Ngày 16/11/2020, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 71/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 | |
Ngày công báo: | 23/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Luật có quy định mới phải thông báo việc nhiễm HIV với người chung sống như vợ chồng. Theo đó, bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:
+ Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ gồm:
+ Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
(Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định chỉ thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết).
+ Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
+ Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem và tải ngay Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
+ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;
+ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;
+ Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV;
+ Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
+ Các biện pháp can thiệp giảm tác hại phù hợp khác.
Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
+ Người nhiễm HIV;
+ Người sử dụng ma túy;
+ Người bán dâm;
+ Người có quan hệ tình dục đồng giới;
+ Người chuyển đổi giới tính;
+ Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV;
+ Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
+ Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
+ Người di biến động;
+ Phụ nữ mang thai;
+ Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
+ Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó thăn;
+ Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.