Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, có hiệu lực ngày 01/07/2008
Tình trạng pháp lý Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Số hiệu: | 03/2007/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 21/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2008 |
Ngày công báo: | 13/01/2008 | Số công báo: | Từ số 27 đến số 28 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Những nội dung nổi bật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (BTN) được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Luật gồm 6 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008.
Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN.
Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm.
Quy định về phòng bệnh truyền nhiễm gồm:
- Thông tin – giáo dục – truyền thông về phòng, chống BTN;
- Vệ sinh phòng BTN;
- Giám sát BTN;
- An toàn sinh học trong xét nghiệm;
- Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế phòng bệnh;
- Phòng lây nhiễm BTN tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chương III: Kiểm dịch y tế biên giới (KDYTBG) quy định về đối tượng, địa điểm KDYTBG, nội dung KDYTBG và trách nhiệm trong việc thực hiện KDYTBG.
Xem và tải ngay Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu.
– Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
– Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
– Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
– Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
– Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.
– Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.
– Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
– Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
– Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
– Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
– Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.