Ngày 12 /12/1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10. Hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và chỉ có giá trị tham khảo, nghiên cứu. Hiện nay Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã góp phần từng bước hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo cơ chế thị trường đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành đồng bộ một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới trong tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, ngân quỹ, thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng … tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết về “Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10“. Hy vọng sẽ giúp quý bạn bạn độc có cái nhìn khái quát về điều khoản thi hành của Luật ngân hàng lúc bấy giờ.
Tình trạng pháp lý văn bản
Số hiệu: | 06/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh | |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 | |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | Số 4 | |
Tình trạng: | Hết hiệu lực: 01/01/2011 |
Một số điểm mới của Luật Ngân hàng 2010 so với Luật Ngân hàng 1997
Luật NHNNVN số 46/2010/QH12 có nhiều nội dung thay đổi, sửa đổi so với Luật NHNNVN năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003, tập trung vào những nội dung quan trọng sau đây:
1. Đối với việc hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ
a) Luật quy định rõ khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia để làm cơ sở xây dựng thẩm quyền của các cơ quan (Quốc hội, Chính phủ, NHNN) đối với chính sách tiền tệ, theo đó chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra (Điều 3).
b) Về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, Luật cụ thể hóa được vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó thẩm quyền và tính tự chủ của Ngân hàng Nhà nước trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã được xác định rõ ràng. Cụ thể là: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ (Điều 3).
2. Về thẩm quyền cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ
Một số quy định cụ thể tại các điều khác cũng được xây dựng lại nhằm cụ thể hơn thẩm quyền của NHNN:
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Về công cụ lãi suất, Luật đã quy định lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản để chống cho vay nặng lãi, vừa đảm bảo để NHNN điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, vừa có cơ sở để áp dụng quy định của các luật liên quan như Luật Dân sự, Hình sự, Lao động, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để NHNN thay đổi nội hàm lãi suất cơ bản theo hướng lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh mà làm cơ sở cho việc phòng, chống cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác (Điều 12).
Tỷ giá thể hiện giá trị đối ngoại của đồng tiền. Vì vậy, cơ chế tỷ giá ở các nước do Chính phủ quyết định. Nhưng theo quy định của Luật này, Ngân hàng Nhà nước quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá nâng cao hơn thẩm quyền của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
b) Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật (khoản 7 Điều 4).
c) Ngân hàng Nhà nước chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế (Khoản 15 Điều 4).
d) Ngân hàng Nhà nước tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh (Khoản 25 Điều 4).
đ) Về Hội đồng tư vấn, Luật quy định Thống đốc có quyền thành lập các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước (khoản 4 Điều 7).
e) Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nước đã được quy định rộng hơn trong trường hợp cho vay đặc biệt: Ngân hàng Nhà nước được cho vay không những đối với các TCTD đã “lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả” như quy định trong Luật hiện hành mà cả đối với TCTD hoạt động bình thường nhưng “có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác” để bảo đảm có thể can thiệp sớm hơn, hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng (Điều 24).
Về tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước, Luật quy định theo Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26).
g) Việc quy định NHNN quản lý quỹ Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của Chính phủ là phù hợp với pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối. Trong trường hợp việc sử dụng Dự trữ ngoại hối làm thay đổi dự toán Ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách (Điều 32).
h) Luật quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết định trong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường. Với tư cách là một cơ quan quản lý tham gia tham mưu kinh tế vĩ mô, nguồn thông tin là những dữ liệu rất quan trọng để Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách, đánh giá diễn biến thị trường và đưa ra các quyết định điều tiết, do đó các quy định liên quan đến nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong việc cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước đã được cụ thể hoá trong Luật (Điều 35, Điều 40).
3. Đối với việc thực hiện chức năng giám sát an toàn hoạt động của các TCTD và an toàn hệ thống các TCTD
Vai trò, nhiệm vụ của NHNN trên lĩnh vực thanh tra, giám sát cũng được điều chỉnh để tăng cường thẩm quyền trong xử lý, đặc biệt là việc xử lý các TCTD có vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng:
a) Mở rộng phạm vi giám sát đối với toàn bộ hoạt động một TCTD, kể cả các hoạt động thông qua các công ty con của các TCTD: Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện trên nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng… (Khoản 3 Điều 51); Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng… (khoản 1 Điều 52); bổ sung vào Điều 56 quy định trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
b) Nội dung thanh tra, giám sát được quy định cụ thể, phản ảnh tính ổn định trong thực tiễn, thông lệ và yêu cầu mới đối với hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, tập trung xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng (Điều 55); Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng… ; Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật (Điều 58).
c) Thẩm quyền của NHNN trong việc can thiệp, xử lý “sớm” các TCTD đã được quy định cụ thể hơn nhằm ngăn chặn kịp thời những khả năng đổ vỡ: NHNN có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng (khoản 12 Điều 4).
d) Để bảo đảm kỷ luật trong hoạt động ngân hàng, các chế tài và thẩm quyền của NHNN đối với các TCTD đã được cụ thể hoá rất rõ trong Luật NHNNVN (Điều 59).
4. Một số điều kiện cần có để NHNN có thể thực hiện được nhiệm vụ theo thẩm quyền.
a) Đối với việc thực thi chính sách tiền tệ:
Bên cạnh quy định về thẩm quyền quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ, NHNN được tổ chức hệ thống thống kê dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng; NHNN phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán để làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ (Điều 4).
Luật cũng có quy định rõ ràng hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước để xây dựng Bảng cân đối tiền tệ, xây dựng cán cân thanh toán của Việt Nam và đánh giá, dự báo xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ (Điều 35).
Ngoài ra, Luật còn có quy định liên quan đến việc mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước, theo đó về nguyên tắc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 27). Quy định này nhằm mục tiêu bảo đảm Ngân hàng Nhà nước luôn có được đầy đủ, chính xác số liệu về quan hệ tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước với Ngân sách Nhà nước để có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, hiệu quả.
b) Đối với việc thực hiện thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng:
Luật quy định theo hướng khẳng định thẩm quyền của NHNN trong toàn bộ quá trình giám sát an toàn hoạt động của TCTD từ khâu cấp phép, xây dựng quy chế an toàn, theo dõi, giám sát hoạt động, can thiệp khi phát sinh khó khăn và chủ động xử lý khi có nguy cơ đổ vỡ.
c) Quy định của Luật NHNNVN khẳng định sự khác biệt về bản chất giữa thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng với thanh tra hành chính thông thường thông qua việc đưa ra nguyên tắc cho hoạt động thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng như sau: Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNNVN và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật NHNNVN với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật NHNNVN; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng (Điều 51).
d) Luật quy định nguyên tắc thực hiện thanh tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng… Đồng thời khẳng định vai trò của NHNN trong việc giám sát toàn diện đối với các TCTD.
đ) Một số các quy định khác bảo đảm NHNN có thể có được một bộ máy thích hợp, nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, cụ thể: Luật quy định cho phép Thống đốc được quyết định việc thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 7); cho phép NHNN được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy nhanh các cải cách trong hoạt động của NHNN (Điều 4). Đồng thời, Luật quy định mới về việc Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước (Điều 9).
Tải Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ xin trích lục khai sinh năm 2023
- Trích lục ghi chú kết hôn là gì?
- Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết theo quy định mới
- Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác như là Dịch vụ luật sư Bắc Giang… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Xuất phát từ vị trí pháp lý là ngân hàng trung ương, NHNN quản lý các NHTM theo một số cách
+ Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH trung ương
+ Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NH trung ương
– Bên cạnh đó,
+ NH trung ương còn thực hiện vai trò “Cứu cánh cuối cùng” (trường hợp NH bị mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD àNHNN cho vay tiền).
+ NH trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các NH.
+ khách hàng của NHNN là các NH
Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tức là có yêu cầu về vốn pháp định cũng như phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh
Quy định của pháp luật về điều kiện tiến hành hoạt động Ngân hàng
1. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;
d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
2. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải hoạt động.
NHNN là cơ quan của chính phủ, nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự điều hành của chính phủ; thống đốc NHNN địa vị ngang hàng với bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ.
– NHNN chịu trách nhiệm báo cáo cho CP, thống đốc chịu TN trước TTCP và QH về lĩnh vực mình phụ trách.
– NHNN Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước
– NHNN Đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
– NHNN Xây dựng và tư vấn cho Nhà nước về các chính sách tiền tệ quốc gia
– NHNN Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và ngân hàng…
– NHNN Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay.
– NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứng khoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp.
– NHNN cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng..