Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015. Luật số: 87/2015/QH13 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 87/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
Nội dung chính Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
So với Luật hoạt động giám sát Quốc hội năm 2003, Luật hiện hành đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về hiệu quả hoạt động giám sát, đó là “giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước”. Đây là điều mới được bổ sung nhằm làm rõ tính chất giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; làm rõ mối liên hệ giữa hoạt động giám sát của Quốc hội; và các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Khái niệm “giám sát” trong Luật hoạt động giám sát hiện hành cũng được bổ sung theo hướng quy định không chỉ là hoạt động “theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát” mà còn bao gồm cả việc “xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” (Điều 2).
Luật hoạt động giám sát bỏ quy định về chương trình giám sát hàng quý; chỉ quy định chương trình giám sát hằng năm. Đồng thời, bổ sung một số loại hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội như: xem xét báo cáo và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; giám sát việc bầu cử Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc; Ủy ban của Quốc hội; Đoàn Ủy ban thường vụ Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu; hoặc phê chuẩn (Điều 31, 33, 34).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
- Luật thống kê 2015 do Quốc Hội ban hành ngày 23/11/2015
- Điều kiện tự ứng cử làm Đại biểu Quốc Hội
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 . Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Luật này quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám sát.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Ngày 20/11/2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với 05 Chương và 91 Điều quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân…. Luật này thay thế Luật hoạt động giám sát Quốc hội năm 2003.