Luật giáo dục mới nhất được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2019 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2023. Luật đã tha đổi và bổ sung một số quy định mới so với luật cũ về giáo dục phổ thông, trình độc của người giảng dạy, các trường hợp nộp, miễn giảm học phí cho phù hợp với thực tiễn xã hội phát triển hiện nay. Để tìm hiểu thêm về Luật giáo dục, bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống luật này ở bài viết “Luật giáo dục mới nhất có hiệu lực từ bao giờ?” dưới đây của Luật sư X.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 43/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 | |
Ngày công báo: | 20/07/2019 | Số công báo: | Từ số 569 đến số 570 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục
Luật đã bổ sung quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục; làm rõ khái niệm hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục, đìa kiện đảm bảo…
Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…
Giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học. Nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh toàn quốc; quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Chương trình thống nhất trong cả nước, được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi hội đồng quốc gia thẩm định…
Sách giáo khoa có chức năng triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa, thực hiện việc xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa.
Bổ sung loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận
Luật có bổ sung quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Đây là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức. Phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
Đồng thời, Luật bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể.
Về hội đồng trường, Luật Giáo dục quy định áp dụng đối với trường công lập, trường dân lập, trường tư thục và quy định vị trí, chức năng, thành phần cụ thể của hội đồng trường đối với từng loại hình giáo dục mầm non, phổ thông.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
Luật quy định chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ Trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm; giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; giáo viên Trung học cơ sở từ Cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, phải có chuẩn trình độ từ đại học lên thạc sỹ.
Hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm
Luật quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo. Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí.
Quy định chính sách về học phí đối với học sinh diện phổ cập
Luật quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc; Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Học sinh Tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.
Ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện đối với trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh Trung học cơ sở.
Đầu tư và tài chính cho giáo dục
Luật quy định Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Luật đã sửa đổi quy định quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi tài chính, quản lý tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý sử dụng tài sản công đối với các cơ sở giáo dục công lập; nhấn mạnh trách nhiệm giải trình, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật…
Quy định chuyển tiếp
Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm được tuyển sinh trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 89 của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13.
Luật còn sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 Điều 32, khoản 3 Điều 33 của Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014 đã được sửa đổi, bô sung một số điều theo Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 21/2017/QH14.
Cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí trong trường hợp sau:
Luật giáo dục 2019 vừa được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019.
- Theo đó, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn khóa học.
- Tuy nhiên, người được hỗ trợ sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
- Ngoài ra, Luật này cũng bổ sung loại hình trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận:
- Đây là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập trường hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường;
- Hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức;
- Phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
- Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020.
Tải xuống luật giáo dục mới nhất
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật giáo dục mới nhất có hiệu lực từ bao giờ?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Thủ tục hủy bỏ di chúc đã lập, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào việc vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật
- Quy định của pháp luật về phí bảo lãnh ngân hàng
- Giải đáp về tội đánh bạc theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 2 Luật Giáo dục 2019
Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Căn cứ Điều 11 Luật Giáo dục 2019
Điều 11. Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.