Chào luật sư hiện nay quy định về nhà ở như thế nào? Trước đây vợ chồng tôi có mua một căn nhà nhưng để trống, lúc đó chưa có ý định bán lại, cũng chưa cho thuê lại. Chị tôi có con gái dưới quê lên học đại học nên tôi có cho cháu ở nhờ nhà của chúng tôi. Bây giờ thì cháu tôi đã lớn và đi làm, tôi muốn lấy lại nhà để cho thuê thì chị tôi không chịu trả nhà. Dạo gần đây công việc của chồng tôi kinh doanh không khả quan lắm nên thu nhập cũng bấp bênh. Tôi chỉ hi vọng lấy lại được nhà để có thể gánh tạm qua khó khăn rồi tính tiếp. Vậy Luật dân sự về nhà ở hiện nay quy định như thế nào? Tôi có đòi lại nhà được hay không? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Luật dân sự về nhà ở chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Giao dịch về nhà ở bao gồm những hình thức nào?
Hiện nay có rất nhiều giao dịch về nhà ở được quy định trong điều luật và ngay cả trên thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số người chưa biết hết những giao dịch về đất. Vậy hiện nay giao dịch về nhà ở bao gồm những hình thức nào? Giao dịch về nhà ở hiện nay được thực hiện bởi những chủ thể nào? Giao dịch về nhà ở hiện nay được phân chia thành bao nhiêu loại? Giao dịch về nhà ở hiện nay gồm có những hình thức được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 117 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hình thức giao dịch về nhà ở cụ thể như sau:
Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.
Điều kiện của nhà ở và các bên tham gia giao dịch về nhà ở
Hiện nay để thực hiện được các giao dịch về nhà ở một cách suông sẻ và đúng quy định của pháp luật thì không thể không kể đến điều kiện nhà ở và các chủ thể tham gia. Về nhà ờ thì nhà này phải đáp ứng điều kiện là nhà được phép thực hiện các giao dịch. Về các bên tham gia giao dịch thì những chủ thể này cũng phải đáp ứng những tiêu chí nhất định. Có trường hợp nào mà giao dịch nhà ở không cần có sổ đỏ hay không? Nội dung tư vấn của luật sư X về điều kiện nhà ở cũng như điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở hiện nay là:
Về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch được quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014 cụ thể như sau:
– Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
+ Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
– Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
+ Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
+ Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
+ Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
+ Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
+ Nhận thừa kế nhà ở;
+ Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
– Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 119 Luật Nhà ở 2014 cụ thể như sau:
– Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:
+ Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
+ Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
– Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Luật dân sự về nhà ở hiện nay quy định thế nào?
Theo quy định hiện nay thì luật dân sự về nhà ở quy định những vấn đề chung như hợp đồng, hình thức và nội dung liên quan đến hợp đồng mua bán nhà, những thông tin liên quan và chung nhất nhưng cũng bao gồm lĩnh vực nhà ở và một số nội dung khác. Nếu muốn biết hơn những quy định chi tiết dành riêng cho đối tượng là nhà ở thì bạn có thể tham khảo luật nhà ở. Còn sau đây là nội dung luật dân sự quy định về nhà ở hiện nay có các vấn đề đáng được quan tâm như sau:
Căn cứ tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể như sau:
– Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
– Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trình tự thực hiện giao dịch về nhà ở hiện nay thế nào?
Hiện nay việc thực hiện giao dịch về nhà ở được diễn ra nhiều hơn bởi nhu cầu mua bán nhà ở cũng ngày càng cao trong xã hội. Việc thực hiện trình tự giao dịch về nhà ở hiện nay có cần công chứng tại ủy ban hay văn phòng công chứng hay không? Giao dịch về nhà ở hiện nay có bao nhiêu loại phổ biến và điều kiện để thực hiện những loại giao dịch này là gì? Để giúp bạn đọc hiểu hơn về trình tự thực hiện giao dịch về nhà ở, mời bạn tham khảo nội dung sau đây:
Trình tự thực hiện giao dịch về nhà ở theo Điều 120 Luật Nhà ở 2014 như sau:
– Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014;
Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
– Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì:
Chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật nhà ở đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề ‘Luật dân sự về nhà ở hiện nay quy định thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 2023
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
uật nhà ở quy định cá nhân khi tham gia vào giao dịch dân sự phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là không phù hợp với quy định Điều 7 của chính Luật nhà ở về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và cũng không đồng nhất với quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở, cụ thể: Điều 7 Luật nhà ở có quy định những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó cá nhân được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm: cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở.
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch được quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.