Thắc mắc về phân chia di sản thừa kế của cha, mẹ, người để lại di sản thừa kế khác luôn là vấn đề được quan tâm của những người có quyền hưởng di sản. Khi bạn là một trong những người có quyền hưởng di sản thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) bạn cần nắm được các quy định cụ thể của pháp luật thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho mình hoặc người thân theo đúng quy định. Bên cạnh đó, việc chia tài sản khi bố mẹ còn sống có hợp pháp không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định pháp luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống theo tâm nguyên của người đã chết tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện của pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 về di chúc.
Thừa kế theo pháp luật chuyển dịch tài sản (của cải) của người đã chết cho người còn sống trong trường hợp không có di chúc, trường hợp này gọi là chia thừa kế theo pháp luật và được pháp luật Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc chia thừa kế.
Tài sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 về di sản thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống.
Như đã phân tích tại mục trên về thừa kế và tài sản thừa kế. Vậy điều kiện để con nhận được tài sản thừa kế là cha mẹ mất. Trong trường hợp cha mẹ chưa mất thì nếu như muốn chia tài sản cho con có thể thông qua hình thức tặng cho tài sản.
Theo quy định Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc tặng cho tài sản của cha mẹ cho con cái thì không yêu cầu lập thành văn bản. Tuy nhiên để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có sau này thì khuyến khích cha mẹ lập thành văn bản để đó sẽ là bằng chứng để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.
Về quy định về hiệu lực cũng như là điều kiện để tặng cho tài sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật, không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Do đó, việc chia tài sản của cha mẹ khi còn sống không có quy định của pháp luật cụ thể nhưng có cha mẹ có thể chia tài sản cho con cái thông qua hình thức tặng cho tài sản theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng tặng cho tài sản.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Di chúc;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;
- Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.
Quy trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Để có thể giúp quý vị có thể nắm bắt được thủ tục khai nhận thừa kế theo di chúc, Luật sư X sẽ tóm tắt quy trình thực hiện thủ tục nói trên như sau:
- Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
- Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Trường hợp chỉ một người duy nhất thì lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 50 Luật Công chứng. Trường hợp người thừa kế có cả người thừa kế theo di chúc và những người được hưởng di sản theo Điều 669 Bộ luật Dân sự thì có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (tất cả các thừa kế cùng nhận di sản và không thỏa thuận phân chia) hoặc lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.
- Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, những người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật chia tài sản khi bố mẹ còn sống”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngưng công ty tnhh 2 thành viên, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết.