Xin chào Luật sư. Tôi là một người dân, năm nay 50 tuổi. Tôi có hay thường xuyên lướt xem các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như zalo, facebook, tiktok,… Tôi có thấy rất nhiều hình ảnh của các em bé được các ông bố, bà mẹ chia sẻ lên mạng xã hội. Tuy nhiên tôi được biết pháp luật cũng bảo vệ đến hình ảnh của trẻ em. Vậy xin luật sư cho tôi biết pháp luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào? Do tuổi cũng đã cao, kiến thức về pháp luật của tôi còn hạn chế nhưng lại muốn tìm hiểu pháp luật. Chính vì vậy hiện nay, tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Tôi rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào?
Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Do đó, theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi:
“Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.”
Mặt khác, theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP; quy định về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thì:
“Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng; phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.“
Như vậy, nếu con dưới 7 tuổi thì việc bố mẹ đăng thông tin thuộc nhóm bí mật đời sống riêng tư của con lên mạng xã hội sẽ không phạm luật. Còn đưa hình ảnh trẻ em từ 7 tuổi trở lên mạng xã hội phải có sự đồng ý của trẻ và cha mẹ, hoặc người giám hộ. Vì đây là hành vi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân của trẻ. Nếu tự ý đăng tải mà không được sự đồng ý thì hành vi này là vi phạm pháp luật.
Đăng hình trẻ em lên mạng phải xin phép ai?
Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cá nhân (kể cả trẻ em) có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó.
Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em như sau:
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định vấn đề xin phép khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng như sau:
- Đối với trẻ dưới 07 tuổi: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
- Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc và trẻ em đó.
Như vậy, tùy vào độ tuổi của trẻ mà việc đưa hình ảnh của trẻ lên mạng phải xin phép những chủ thể khác nhau.
Đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 130/2021/NĐ-CP: Vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.”
Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật. Họ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Từ đó, bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Nếu sử dụng hình ảnh mà vi phạm thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cha, mẹ, người giám hộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; có quyền khởi kiện yêu cầu chấm dứt sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại…
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về công văn xin tạm ngừng kinh doanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp đăng hình trẻ em lên mạng không phải xin phép người có hình ảnh hoặc người có đại diện theo pháp luật của họ, cụ thể:
– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Nghị định 15/2020/NĐ -CP. Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số, vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đối với các hành vi đăng video có nội dung nhảm nhí, giật gân, câu like, câu view, tùy từng trường hợp cụ thể rõ ràng. Những người đăng tải sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra những người đăng tải các hình ảnh lên như vậy còn phải bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Nếu như trong quá trình đăng tải dẫn đến gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của người khác. Họ còn phải đền bù thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho người mà họ gây thiệt hại.
Trường hợp đăng tải hình ảnh nhạy cảm của cá nhân, kèm theo những dòng trạng thái sỉ nhục, lăng mạ hoặc chửi bới, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015; hành vi vu không theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015…
Theo quy định này, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Nguy hiểm hơn, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.