Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4. Có hiệu lực ngày 15/01/2018.
Trình trạng pháp lý
Số hiệu: | 17/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 20/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Những nội dung nổi bật Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau:
- Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN);
- Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu;
- Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của NHNN;
- Nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
- Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do TCTD hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định;
- Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định…
Xem và tải ngay Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
– Phương án phục hồi;
– Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
– Phương án giải thể;
– Phương án chuyển giao bắt buộc;
– Phương án phá sản.
– Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
– Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
– Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:
– Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;
– Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.