Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động; cá nhân, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể của lao động, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động; các cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội như thế nào và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Vậy, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có còn hiệu lực không? Hãy xem và tải xuống Luật bảo hiểm xã hội 2014 dưới bài viết này của Luật sư X nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 58/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 | |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1163 đến số 1164 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Ký hợp đồng lao động 1 tháng cũng được đóng bảo hiểm xã hội
Từ ngày 01/01/2018, người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
4 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, 2 chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: Ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất. Trong khi đó, tham gia BHXH tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau
Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động; người lao động có con dưới 07 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở y tế thì được hưởng chế độ ốm đau.
– Trường hợp người lao động bị ốm đau: Thời gian được nghỉ làm là 30 ngày/năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày/năm nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày/năm nếu đã đóng đủ 30 năm trở lên.
– Trường hợp con bị ốm đau: Thời gian người lao động được nghỉ làm để chăm sóc con ốm đau tối đa là 20 ngày/năm, nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày/năm nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Thời gian nghỉ, người lao động được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Quy định về chế độ thai sản
– Trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
– Khi sinh con, lao động nữ được nghỉ 06 tháng, chồng được nghỉ 05 – 07 ngày làm việc.
– Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở. Mức hưởng tính từ thời điểm tháng 07/2018 là 2.780.000 đồng.
– Lao động nữ sinh con được hưởng mỗi tháng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc để sinh con.
Điều kiện, mức hưởng lương hưu
Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lao động được nghỉ hưu sớm và vẫn được hưởng lương hưu.
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm; lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
5 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc 01 trong 05 trường hợp sau:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Mắc một trong những bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng như Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS…
– Sĩ quan, quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (theo Nghị quyết 93/2015/QH13).
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014, 02 tháng cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Mức hưởng chế độ tử tuất
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 trở lên; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghiệp; Người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở. Mức hưởng tại thời điểm từ tháng 07/2018 là 13.900.000 đồng.
Người đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng với mức bằng ít nhất 50% lương cơ sở. Mức hưởng tại thời điểm từ tháng 07/2018 là 695.000 đồng.
Tải xuống Luật bảo hiểm xã hội 2014
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật bảo hiểm xã hội 2014 có còn hiệu lực không?” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
– Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
– Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động như sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
+ Thông qua người sử dụng lao động.
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hướng dẫn bởi Thông tư 46/2016/TT-BYT.
– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.