Mạng máy tính phát triển đã tạp nên không gian mạng – một không gian lưu trữ một lượng khổng lồ dữ liệu, mang lại rất nhiều thuận tiện cho công việc cũng như đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh trên không gian mạng lại được đặt ra bởi vì sự xuất hiện của các vấn đề mới. Tin tặc, tin xuyên tạc, tin lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, cần có những quy định điều chỉnh của pháp luật để bảo vệ an ninh không gian mạng một cách chặt chẽ, cùng với đó là các quy phạm xử lý các hành vi vi phạm nhằm tạo nên một không gian mạng lành mạnh và an toàn cho người dân Việt Nam. Vậy Luật An ninh mạng được ban hành năm nào? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu với Luật sư X qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Sự cần thiết ban hành Luật an ninh mạng
– Không gian mạng là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội. Từ khi mạng internet xuất hiện, đã tạo ra nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, cũng mang lại những thách thức to lớn. Không gian mạng trở thành nơi “trú ẩn an toàn” cho loại tội phạm mới: “Tội phạm mạng”. Các hành vi trên không gian mạng có thể xâm hại tới độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 trong nhóm 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma (máy tính kết nối internet bị hacker, nhiễm virus máy tính…). Hậu quả của việc mất an ninh mạng để lại nhiều hệ lụy phức tạp, ví dụ như: website cảng hàng không bị tin tặc tấn công ảnh hưởng tới hoạt động điều hành bay và đe dọa an toàn bay; tài khoản ngân hàng của khách hàng bị đột nhập và rút hết tiền; sử dụng mạng xã hội để đăng, phát thông tin sai trái, bịa đặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức….
– Để đảm bảo an ninh mạng ngoài giải pháp kỹ thuật, cần phải có hành lang pháp lý cụ thể. Giải pháp kỹ thuật hiện nay không đủ để đối phó với tấn công mạng hiện đại, do trách nhiệm pháp lý chưa cụ thể, rõ ràng; biện pháp của các cơ quan chức năng chưa chủ động, chặt chẽ, đồng bộ. Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của tình hình an ninh mạng trong nước, yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Hiến pháp năm 2013, cụ thể:
Một là, đáp ứng yêu cầu cấp bách của tình hình an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội như: (1) Phòng ngừa, đấu tranh hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia, kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự… (2) Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chống chiến tranh mạng; (3) Bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và áp dụng các biện pháp cần thiết, tương xứng.
Hai là, khắc phục những tồn tại hạn chế cơ bản trong công tác bảo vệ an toàn ninh mạng như: (1) Tồn tại cách hiểu chưa rõ ràng giữa an ninh mạng và an toàn thông tin mạng dẫn tới một số vấn đề còn chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng giữa các bộ, ngành chức năng; (2) Chưa có văn bản luật quy định về công tác an ninh mạng nên chưa đủ cơ sở pháp lý để lực lượng chức năng đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Ba là, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về an ninh mạng.
Bốn là, bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.
Năm là, bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế, khi đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới ban hành Luật An ninh mạng.
Ý nghĩa của việc ban hành Luật An ninh mạng
Trong tình hình hiện nay, việc ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết, trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý hợp lý của các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và nhân dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Luật An ninh mạng ra đời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển đất nước, tập trung bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng. Cụ thể:
– Thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet.
– Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, trước việc không gian mạng đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và hiện diện trong hầu hết các hoạt động của con người. Luật An ninh mạng, tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Trong thực tiễn, việc không quản lý được dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng quốc gia đã và đang ảnh hưởng tới lợi ích, an ninh quốc gia. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và tội phạm đang gia tăng việc sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trong khi cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong điều tra, xác minh, truy tìm, xử lý các trường hợp vi phạm này vì toàn bộ dữ liệu đều được đặt ở nước ngoài.
– Tài khoản cá nhân sẽ được bảo vệ tốt hơn khi Luật An ninh mạng được ban hành. Không có việc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng kiểm soát toàn bộ thông tin người dùng mạng, mà chỉ có thể yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng và không được lạm quyền. Luật An ninh mạng không cấm sử dụng internet, không cấm mạng xã hội (Facebook, Youtube, Google, Zalo…) như thông tin xuyên tạc.
– Luật An ninh mạng phù hợp với thông lệ quốc tế, không cản trở hoạt động của doanh nghiệp, không cản trở Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Qua rà soát các văn bản cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)… Luật An ninh mạng ban hành không vi phạm các cam kết quốc tế. Hiện nay nhiều quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng được ban hành năm nào?
Luật An ninh mạng được ban hành năm 2018, bao gồm 7 Chương với 43 điều luật quy định chặt chẽ về các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, là trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo sự an toàn và trật tự của toàn xã hội trên không gian mạng.
Từ ngày 12/6/2018 sau khi nhận được 87% phiếu bầu từ đại biểu Quốc hội, Luật An ninh mạng 2018 được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Điểm nổi bật của Luật An ninh mạng 2018
Một số điểm nổi bật của Luật An ninh mạng 2018 gồm:
Nghiêm cấm đăng tải các thông tin sai sự thật
Theo Điều 8 của Luật này, các hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trên môi trường mạng:
- Hành vi quy định vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại Điều 18.1 của Luật này;
- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam
Theo Điều 26.3 Luật An ninh mạng 2018 yêu cầu:
- Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
- Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
Ngừng cung cấp dịch vụ mạng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng
Ngay khi có yêu cầu của cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải ngừng cung cấp các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, mạng Internet và mạng viễn thông cho các tổ chức hoặc cá nhân đã đăng tải các thông tin được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 16 Luật này.
Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho công tác điều tra
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng phải chịu trách nhiệm trong việc xác thực thông tin của người dùng khi đăng ký tài khoản số, bảo mật thông tin và tài khoản của người dùng theo quy định.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải sẵn sàng cung cấp toàn bộ thông tin của người dùng cho Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an (khi có yêu cầu) để phục vụ cho công tác điều tra nhằm hỗ trợ quá trình xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Xóa bỏ mọi thông tin vi phạm trên mạng trong vòng 24 giờ
Khi người dùng đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin bị nghiêm cấm, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ, xóa bỏ mọi thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ – tính từ thời điểm nhận được yêu cầu từ cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu lại nhật ký người dùng trên hệ thống trong thời gian quy định để phục vụ quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 được xem là một quy định cực kỳ nhân văn, theo đó:
- Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng;
- Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em;
- Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em;
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
“Nghe lén” các cuộc đàm thoại là hành vi gián điệp mạng
Theo Điều 17 Luật An ninh mạng 2018, dưới đây là các hành vi được xem là gián điệp mạng:
- Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
- Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
- Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
- Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
- Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia phổ biến kiến thức an ninh mạng
Nhà nước luôn khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục thông qua các chính sách phổ biến về an ninh mạng trong phạm vi cả nước để nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
Đồng thời, bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức phải triển khai các hoạt động giáo dục, phổ cập kiến thức về an ninh mạng cho các cán bộ công chức, tổ chức và cơ quan trong Bộ.
UBND cấp tỉnh phải thực thi phổ biến kiến thức về Luật an ninh mạng 2018 cho cơ quan, tổ chức và cá nhân của địa phương.
Luật An ninh mạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như thế nào?
Luật An ninh mạng được ban hành nhằm ngăn chặn toàn bộ các nguy cơ và hành vi có thể gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Cụ thể:
– Bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Với tiến bộ của khoa học công nghệ, thông tin cá nhân sẽ được phân tích, tổng hợp, hình thành bản sao mô phỏng con người thật trên không gian ảo, bao gồm cả thói quen và cách ứng xử, dần hình thành một loại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác so với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Nhà nước quản lý. Khi đó, vấn đề cá nhân sẽ trở thành vấn đề quốc gia.
– Bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện.
Không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật An ninh mạng còn là căn cứ pháp lý chủ yếu và quan trọng để bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, là công cụ để lực lượng chức năng triển khai các biện pháp được giao.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật An ninh mạng được ban hành năm nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vấn đề kiểm soát thông tin xấu, độc, phản cảm trên mạng xã hội là trách nhiệm chung của toàn xã hội, do Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính.
Dưới góc độ an ninh, Luật An ninh mạng có đề cập tới các biện pháp xử lý thông tin có nội dung chống Đảng, Nhà nước, làm nhục, vu khống trên không gian mạng. Đây là nội dung liên quan trực tiếp tới an ninh quốc gia đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự quy định về hình phạt và tội phạm, còn Luật An ninh mạng chỉ quy định các biện pháp phòng ngừa, xử lý đối với các hoạt động trên không gian mạng.
Hiện nay, các thông tin xấu, độc, phản cảm chủ yếu tồn tại trên các trang mạng xã hội nước ngoài nhưng các trang mạng này hầu như không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn tới tình trạng khó theo dõi, xử lý, điều tra các hành vi vi phạm. Thực trạng này xuất phát từ 3 bất cập chính:
– Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về viễn thông, internet và thông tin trên mạng còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế. Trong đó phải kể đến pháp luật về an ninh mạng, quản lý thuê bao, báo chí và an toàn thông tin mạng.
– Hai là, hạn chế về giải pháp công nghệ, đầu tư phương án kỹ thuật để ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu độc.
– Ba là, sự bất hợp tác hoặc thiếu thiện chí của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nước ngoài khi cung cấp thông tin qua biên giới vào Việt Nam.
Hiện nay các thế lực thù địch, phản động đang triệt để sử dụng không gian mạng để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Chúng triệt để sử dụng các trang web, blog, trang mạng xã hội đăng tải các bài viết, hình ảnh, clip với nội dung xuyên tạc tình hình chính trị trong nước, nói xấu chế độ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phản bác chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, dân tộc, gây chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, với Đảng, giảm sút niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị trong nước và các vụ việc phức tạp để kêu gọi tụ tập đông người, kích động người dân xuống đường tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, gây bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân. Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các đối tượng đã sử dụng gần 3.000 trang mạng, với hàng trăm nghìn lượt bài viết chống Đảng, Nhà nước. Số lượng tin bài có nội dung xấu, phản động tăng đột biến trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Việc quy định các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải thiết lập cơ chế xác thực thông tin là phù hợp với lộ trình chung đối với các biện pháp quản lý dân cư khi tiến tới bỏ quản lý dân cư bằng hộ khẩu. Đây là biện pháp mà nhiều quốc gia đã áp dụng và cần thiết đối với nước ta. Ví dụ:
Đối với dữ liệu chứng minh nhân dân hay passport: khi lộ số chứng minh thư nhân dân, kẻ xấu có thể lợi dụng để mua hóa đơn trực tuyến, thay đổi thông tin tài khoản số (tài khoản điện tử, tài chính), đặt phòng khách sạn hoặc các dịch vụ đặt mua đồ khác.
Đối với dữ liệu là số sổ bảo hiểm: kẻ xấu có thể tra cứu thông tin về tiền lương, quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Qua đó biết rõ các thông tin về lý lịch, nhân thân, địa chỉ và phương thức liên hệ. Có rất nhiều việc có thể bị kẻ xấu lợi dụng các thông tin thu được để thực hiện hành vi phạm tội.
Dữ liệu về thu thập tài chính: mức độ thu nhập tài chính liên quan trực tiếp tới các rắc rối về an ninh, phiền toái về tâm lý khi mức thu nhập tài chính bị lộ. Kẻ xấu có thể phân tích mức thu nhập để quảng cáo, gửi thông tin, gọi điện tư vấn, hiển thị các dịch vụ tương ứng với mức thu nhập.
Trình tự, thủ tục của các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định chặt chẽ bằng văn bản quy phạm pháp luật, không thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc kiểm soát người dùng, kiểm soát quyền riêng tư.
Việc thực hiện quy định xác thực thông tin tài khoản số như thế nào sẽ có văn bản cụ thể của Chính phủ quy định và có lộ trình triển khai cho phù hợp với thực tế.