Lợi dụng tình hình dịch bệnh, kẻ gian đã lợi dụng các phần mềm công nghệ, mạng xã hội… để chiếm đoạt tài sản của người dùng. Các chiêu thức lừa đảo này không quá mới mẻ nhưng đánh vào lòng tin, sự khó khăn do dịch bệnh và thường xuyên biến hóa nên nhiều người vẫn mắc bẫy của kẻ gian. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn đọc các chiêu thức lừa đảo kiểu mới thông qua Zalo để bạn đọc nhận biết được chiêu thức lừa đảo và đề phòng các chiêu thức đó. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Giả mạo tài khoản Zalo để chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, ban đầu kẻ gian sẽ lập tài khoản Zalo với hình ảnh của bạn, sau đó mở tài khoản ngân hàng trùng tên với bạn.
Tiếp theo, họ sẽ kết bạn và nhắn tin cho bạn bè/người thân của bạn, trình bày khó khăn, hỏi vay tiền và cung cấp tài khoản ngân hàng giả mạo trùng tên với bạn.
Do tin tưởng vào thông tin, hình ảnh Zalo và tài khoản ngân hàng, nhiều người đã không kiểm tra lại và trực tiếp chuyển tiền.
Khi bị phát hiện hoặc đã lừa được tiền, kẻ gian sẽ ngay lập tức chặn, xóa hoặc đổi tên tài khoản.
Làm thế nào để hạn chế bị lừa qua Zalo?
– Tuyệt đối không nhấp vào các link (liên kết) được gửi kèm trong tin nhắn, email… thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của bạn bè đã bị xâm nhập). Bên cạnh đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản dưới bất kỳ hình thức nào.
– Chỉ đăng nhập tài khoản thông qua các trang web chính thức của ngân hàng, ví điện tử, chủ động nhập trực tiếp địa chỉ vào trình duyệt thay vì bấm vào liên kết do người khác gửi đến.
– Hạn chế sử dụng máy tính nơi công cộng, WiFi miễn phí… để thực hiện việc chuyển khoản hoặc mua hàng trực tuyến.
– Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng/ví điện tử, mã OTP (mật khẩu một lần)… thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng/tổ chức tài chính.
– Đặt mật khẩu khó đoán, và thường xuyên thay đổi mật khẩu sau một khoảng thời gian nhất định. Mật khẩu mạnh sẽ có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Để đảm bảo an toàn, người dùng không nên lưu mật khẩu trên trình duyệt, đồng thời không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
– Đăng ký nhận thông báo khi tài khoản có biến động (số dư thay đổi).
– Sử dụng phương thức xác thực Smart OTP hoặc Soft OTP (tùy cách đặt tên của từng ngân hàng) khi giao dịch trực tuyến, thay vì SMS OTP như hiện nay.
– Khi thực hiện việc chuyển khoản, người dùng cần phải chú ý lại địa chỉ trang web, xem có đúng là trang web của ngân hàng hay không.
– Thường xuyên cập nhật thông tin về các chiêu trò lừa đảo trên những phương tiện thông tin đại chúng.
– Khi nghi ngờ các hành vi lừa đảo, bạn hãy ngay lập tức liên hệ với cơ quan công an gần nhất, ngân hàng hoặc thông báo cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn.
Lừa đảo qua mạng bị xử phạt như thế nào?
Người có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật tùy vào mức độ vi phạm, tính chất nguy hiểm của hành vi mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo luật lừa đảo qua mạng.
Người thực hiện các hành vi lừa đảo nếu chiếm đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) thì tùy vào tính chất của các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
………
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
……
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
…..”
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) hoặc dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt cụ thể cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lừa đảo kiểu mới thông qua Zalo” . Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng, được sử dụng để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin, tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ bị xử phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP.
– Lừa đảo qua mạng
– Lừa đảo qua điện thoại