“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền. Chị Ngân (38 tuổi, ở Đà Nẵng) nhận quảng cáo cho vay tiền lãi xuất 0%. App cho vay tiền online gửi qua tin nhắn nội dung rõ ràng “cho vay 20 triệu lãi suất 0%”. Sau đó App thông báo chuyển 1,8 triệu đồng, yêu cầu 8 ngày phải trả 3 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Thấy lãi suất cao “cắt cổ”, Ngân lập tức từ chối vay. Tuy nhiên app vẫn gửi tiền vào tài khoản. 10 ngày sau app gọi điện đòi trả thêm gần 2 triệu tiền lãi phạt do chậm thanh toán một ngày. Ngân đã trả 3 triệu đồng song bị phạt 360.000 đồng vì thanh toán muộn một ngày. Do không thanh toán 360.000 đồng. Sau 17 ngày tiền lãi nhân lên thành 2.460.000 đồng và vẫn đang tăng.”
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền đã chẳng còn xa lạ gì với những ai thường xuyên xem tin tức. Đây chính xác là một loại “biến tướng” của “tín dụng đen” quen thuộc. Tất nhiên hình thức lừa đảo này phải đơn giản tiếp cận, tinh vi hơn thì mới lừa được nhiều người. Nhưng bản chất là sai phạm thì không cách nào thay đổi. Vậy Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app cho vay tiền bị xử lý như thế nào?. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là việc dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản của người khác.
Dùng thủ đoạn gian dối là việc đưa ra thông tin sai sự thật. Nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật. Đồng thời, đồng ý giao tài sản của mình cho kẻ phạm tội.
App cho vay tiền trong câu chuyện của chị Ngân đã dùng thủ đoạn tinh vi để lừa chị. Lợi dụng nhu cầu vay tiền, sự nhẹ dạ cả tin của khách hàng. Ứng dụng đã tại ra đường link cho vay với nội dung “rất thật” vay không tính lãi. Nhưng thực tế là, lãi siêu khủng ” vay 1,8 triệu 8 ngày phải trả 3 triệu”. Con số quả là đáng suy ngẫm.
Vậy pháp luật quy định về lãi như thế nào? . So với mức lãi quy định thì con số này có gì khiến người khác phải suy ngẫm?
Quy định tiền lãi, cách tính lãi trong giao dịch dân sự
Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Quy định mức lãi cho vay không được vượt quá 20%/năm của tiền cho vay. Con số này xấp xỉ 1,67%/tháng và gần bằng 0,055%/ngày. Như vậy nếu làm phép tính đơn giản chị Ngân vay 1,8 triệu thì một ngày phải trả:
1.800.000x 0,055%= 986 (đồng)
Tức là sau 8 ngày tổng số tiền chị phải trả là: 1.800.000+986×8= 1.807.888 đồng
Đấy là tính lãi thì phải trả như vậy, thế mà không tính lãi thì trả 3.000.000 đồng. Đây không phải lừa đảo, không phải chiếm đoạt tài sản thì là gì?. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định bị xử lý như thế nào?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền bị xử lý như nào?
Hình phạt chính
Căn cứ Điều 174.Tùy theo tính chất mức độ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền. Mức tù tối đa có thể lên tới 20 năm từ hoặc tù chung thân.
Nhưng đối với trường hợp cụ thể này sẽ căn cứ vào khoản 1 của điều này đề xử lý. Nội dung khoản 1 quy định như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Hành vi của app đối với khách hàng là chị Ngân vi phạm vào trường hợp 2 của điều này. App mới thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chị Ngân dưới 2 triệu. Nhưng hành vi này của app gây ảnh hưởng xấu đến an, ninh trật tự, an toàn xã hội.
Đã là app vay tiền thì mục đích lập ra là để cho vay. Thực tế qua điều tra xác minh app vay tiền này còn thực hiện cho nhiều người khác vay. Tuy khác là khác nhau nhưng thủ đoạn cho vay và đòi tiền là giống nhau.
Hình phạt bổ sung
Khoản 5 điều 174 quy định như sau:
“Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy số phận của app lừa đảo cho vay chiếm đoạt tài sản này khi bị lực lượng chức năng sờ gáy sẽ buộc bị gỡ. Đồng thời chủ app hoàn toàn có thể bị phạt tiền tương ứng với hậu quả đã gây ra. Và hẳn việc mở thêm app cho vay nữa là điều không được phép.
Xem thêm:
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Trộm cắp vặt có bị phạt tù theo pháp luật hình sự hay không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app cho vay tiền bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, để cho họ nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản của mình. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Căn cứ điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu thuộc các trường hợp sau:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.