Trong quá trình tham gia giao thông, việc vượt xe là kỹ năng cơ bản, đòi hỏi người lái cần có sự quan sát, chủ động và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Việc việc xe sai quy định sẽ dẫn đến nguy hiểm cho bản thân người lái xe và những người cùng tham gia giao thông, lỗi vượt xe sai quy định không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tiềm ẩn nguy cơ va chạm, chấn thương. Vậy có được vượt xe trên cầu hay không? Lỗi vượt xe trên cầu bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy tắc chung khi tham gia giao thông
Theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH13 ngày 13/11/2008, quy định quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Điều 9. Quy tắc giao thông đường bộ:
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”
– Thực hiện quy tắc trên, người tham gia giao thông cần phải:
+ Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, không được phép đi sang bên trái, phải đi đúng làn đường không được phép lấn sang các làn đường của phương tiện khác, đi đúng phần đường của mình theo quy định. Chấp hành tốt báo hiệu đường bộ, không được phép vượt đèn đỏ.
+ Đối với người tham gia giao thông đường bộ đi xe ô tô thì ô tô phải được trang bị dây an toàn, khi tham gia giao thông thì người lái xe và người ngồi hàng ghế bênh cạnh (ghế phía trước) trong ô tô đều phải thắt dây an toàn.
Những trường hợp nào là vượt xe sai luật?
Các trường hợp vượt xe không theo quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 đều được coi là vượt xe trái luật. Cụ thể Điều 14 quy định về vấn đề vượt xe như sau:
– Đối với xe xin vượt thì chỉ được phép vượt xe đằng trước khi quan sát thấy:
+ Phía trước không có chướng ngại vật và cũng không có xe đang chạy ngược chiều tại đoạn đường mà mình đang muốn vượt xe đi trước;
+ Xe đằng trước không có tín hiệu đèn và cũng không muốn vượt xe đằng trước nó;
+ Xe đằng trước đã tránh vào lề bên phải đủ đảm bảo cho xe xin vượt có thể vượt được.
– Xe xin vượt khi muốn vượt phải thì phải có tín hiệu bằng còi hoặc tín hiệu bằng đèn. Nếu trong khu đông dân cư hoặc trong khu đô thì chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn trong thời gian từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
Trên cầu có được vượt xe không?
Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ có quy định không được vượt xe trong một số trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, có chướng ngại vật phía trước, có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt hoặc xe chạy trước đang có tín hiệu vượt xe khác;
Trường hợp thứ hai, trên cầu hẹp có một làn xe;
Trường hợp thứ ba, đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
Trường hợp thứ tư, nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau với đường sắt;
Trường hợp thứ năm, khi điều kiện thời tiết hoặc điều kiện đường đi không bảo đảm an toàn cho việc vượt xe;
Trường hợp thứ sáu, các loại xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên để làm nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông không được vượt xe trên cầu hẹp có 01 làn xe. Còn đối với những cầu rộng có từ 02 làn xe trở lên và đảm bảo nguyên tắc an toàn khi vượt thì người điều khiển phương tiện có quyền được vượt xe khác khi đang đi trên cầu.
Lỗi vượt xe trên cầu bị xử phạt như thế nào?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vượt xe không đúng quy định như sau:
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (Điểm i khoản 4 Điều 5).
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái (Điểm d khoản 5 Điều 5).
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này; Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ (Điểm c, d khoản 4 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).
– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi tránh xe, vượt xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật (Điểm h khoản 3 Điều 7).
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (Điểm a khoản 7 Điều 7).
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lỗi vượt xe trên cầu bị xử phạt như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tạm ngưng công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu theo quy định mới?
- Quy trình giải quyết tai nạn giao thông như thế nào?
- Những lỗi vi phạm giao thông nào cần hình ảnh?
Câu hỏi thường gặp:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn phải tuân thủ những quy định sau để có thể vượt xe đúng luật và an toàn:
– Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
– Đối với xe đi đằng trước, sau khi nhận được tín hiệu xin vượt của xe sau, nếu quan sát thấy đủ điều kiện an toàn để cho người đằng sau vượt thì thực hiện giảm tốc độ, rồi đi sát vào lề bên phải cho đến khi xe đằng sau xin vượt đã vượt an toàn.
Khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe xin vượt.
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Tuy nhiên từ 22h – 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.