Việt Nam là một trong những nước rất đầu tư vào hệ thống đường sắt để tạo điều kiện cho người dân di chuyển từ phía bắc sang phía nam và ngược lại, cũng chính vì thế tuyến đường sắt thường rất dài và phức tạp, đi qua nhiều tỉnh thành trong nước. Thông thường khi tàu chuẩn bị đi qua sẽ có rào chắn đường cản lại để báo hiểu cho người đang lưu thông biết là có tàu sắp đến, việc cố ý vượt rào chắn là hành vi vi phạm và rất huy hiểm. Vậy lỗi vượt rào chắn đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Rào chắn đường sắt là gì?
Rào chắn đường sắt chính là một dạng của hành lang an toàn tại Việt Nam, được áp dụng trong trường hợp đường sắt quá gần khu dân cư hoặc nơi có đường giao thông cắt ngang qua. Vậy quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang hiện nay như thế nào? Luật sư X xin trình bày vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang như sau:
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang được quy định như sau:
– Người lái tàu ở vị trí của mình nhìn thấy đường ngang từ khoảng cách 1000 mét trở lên.
– Đối với đường ngang không có người gác, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ở cách đường ngang một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó nhìn thấy đoàn tàu ở cách đường ngang ít nhất bằng tầm nhìn ngang của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ kể từ giữa chỗ giao.
– Chi tiết xác định hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang thực hiện theo quy định tại khoản 5 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Các quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang
Hiện nay, hầu hết các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra ở các lối mở. Vì thế, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy tắc giao thông trong khu vực đường ngang.
- Ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;
- Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang và chỉ dẫn của các báo hiệu trong phạm vi đường ngang;
- Khi có báo hiệu dừng bằng đèn tín hiệu, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “Dừng xe”;
- Đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng, lắng nghe còi tàu, chú ý quan sát tàu đến từ xa ở 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện giao thông đường sắt tới đường ngang mới được đi qua;
- Không được quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang;
- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn không thể di chuyển ngay ra khỏi phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang, người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi này.
Nếu điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hóa cách mép ngoài của ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,75 m thì người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra cách mép ngoài của ray ngoài cùng tối thiểu 1,75 m…
Có được vượt rào chắn đường sắt hay không?
Hành vi vượt rào chắn đường sắt là một hành vi rất huy hiểm, vì tàu sắt có tốc độ di chuyển rất nhanh và không thể phanh gắp nên có thể gây ra hậu quả không đáng muốn nếu bạn vượt rào chắn đường sắt. Vậy có được vượt rào chắn đường sắt hay không? Để giải đáp thắc mắc thì mới bạn cùng Luật sư X kham khảo nội dung sau đây.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt như sau:
– Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
– Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
– Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
– Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
– Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
– Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
– Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
– Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
– Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
– Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
– Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
– Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
– Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
– Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
– Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
– Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
– Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Lỗi vượt rào chắn đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Tuân thủ chỉ dẫn khi đi qua đường ngang là hành động cần thiết để bảo vệ bản thân người tham gia giao thông. Nếu bạn là người tham gia lưu thông nhưng không tuân thủ các quy định thì ngoài việc gây huy hiểm, cản trở lưu thông ra thì còn có thể đối diện với các mức xử phạt hành chính theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt như sau:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;
- Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
- Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;
- Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
- Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
Như vậy nếu bạn cố tình vượt rào chắn đường sắt thì bạn sẽ bị phạt tiền từ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Lỗi vượt rào chắn đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định ta thấy được cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi cố tình vượt rào chắn đường sắt được quy định gồm có:
– Cảnh sát giao thông;
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt;
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
Căn cứ khoản 8 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt như sau:
“8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt.”
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác (điểm đ khoản 1 Điều 49).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác.